Nhiều cây xăng tại Hà Nội bán cầm chừng hoặc dừng kinh doanh

Bán xăng nhỏ giọt, quy định lượng xăng tối đa mà người dân được mua, thậm chí có cây xăng còn thông báo hết xăng, tạm thời ngừng bán... Đây là điều đang xảy ra tại một số cây xăng trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng...

Theo phản ánh của chị Nguyễn Thanh (trú tại phố Phạm Văn Đồng, Hà Nội), sáng 27/5, khi vào trạm xăng Cầu Giấy (thuộc Công ty TNHH Xăng dầu Housinco) trên đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội để đổ đầy bình xăng, song lại khá ngạc nhiên khi nhân viên bán xăng cho biết chỉ được mua tối đa 30.000 đồng.

{keywords}
Nhiều cây xăng tại Hà Nội bán cầm chừng hoặc dừng kinh doanh

“Trong khi khách hàng ùn ùn xếp hàng chờ mua xăng, 3 - 4 nhân viên túc trực bán xăng đều nhắc đi nhắc lại rằng, mỗi người chỉ được mua tối đa 30.000 đồng” – chị Thanh bức xúc. Khi thắc mắc về nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bất thường này, một nhân viên tại trạm xăng Cầu Giấy cho hay, hiện trạm xăng rất khó khăn trong việc nhập hàng. Lượng xăng còn lại khá ít nên phải bán nhỏ giọt, giới hạn mức tối đa cho từng người mua. "Trong lúc khan hiếm, mỗi người chia sẻ với nhau một chút", vị nhân viên này cho hay.

Trên thực tế, không chỉ bán nhỏ giọt mà nhiều cây xăng trên địa bàn Hà Nội như tại phố Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng), phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân), phường Đại Kim (Hoàng Mai)... cũng thông báo hết xăng, ngừng bán khiến không ít khách hàng khá bất ngờ.

Liên quan tới vấn đề này, từ góc độ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại và Du lịch Đất Cảng (Hải Phòng) Khúc Hữu Thanh Hải chia sẻ, ông khá ngỡ ngàng khi nhiều cây xăng tại Hải Phòng cũng đóng cửa, không bán hàng. Vị doanh nhân này đặt câu  hỏi: "Không hiểu giá xăng dầu đang được điều hành như thế nào mà dẫn tới tình trạng này?".

Một số chuyên gia đánh giá, việc các cây xăng, đại lý đồng loạt treo biển hết xăng có thể xuất phát từ thực tế các cây xăng, đại lý mua xăng rất khó.

Sau 8 kỳ giảm giá liên tiếp, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 13/5, giá xăng được điều chỉnh tăng lên. Giá xăng có chiều hướng tăng trở lại, các đầu mối kinh doanh xăng dầu có hiện tượng bắt đáy đầu cơ.

Cụ thể, doanh nghiệp đầu mối mua của nhà máy lọc dầu, nhưng nhà máy chỉ bán ra với số lượng theo đúng kế hoạch, còn muốn mua thêm cũng không có. Do đó, doanh nghiệp đầu mối chỉ mua được lượng hàng hạn chế, cộng thêm việc găm hàng chờ giá lên nên xăng dầu lại càng khan hiếm.

Trong sáng 27/5, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông khẳng định, tổng nguồn cung xăng dầu phục vụ thị trường trong nước là đủ. Hiện tượng hết hàng tại 1 số cửa hàng là cục bộ, do nhu cầu tăng mạnh trở lại sau thời gian giãn cách xã hội và tâm lý mua gom trước diễn biến giá xăng dầu có thể tăng mạnh trở lại.

"Vụ Thị trường trong nước đã chỉ đạo để bổ sung nguồn hàng cho những chỗ thiếu hụt cục bộ và xử lý nghiêm những cửa hàng, đại lý, thương nhân phân phối, đầu mối không bán hàng chờ tăng giá" - ông Đông nhấn mạnh.

Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường. Theo đó, Bộ này đề nghị các thương nhân chủ động tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ cho thị trường nội địa các loại xăng dầu doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh, không để gián đoạn nguồn cung trong hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có phương án về nguồn hàng (từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu) để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong thời gian sắp tới...

Trao đổi nhanh về vấn đề này, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) Cao Hoài Dương cho biết, với vai trò là thương nhân đầu mối lớn, có uy tín, thương hiệu, PVOIL luôn chú trọng giữ chữ tín với khách hàng và đảm bảo đầy đủ nguồn hàng cung cấp cho các cây xăng đại lý theo hợp đồng đã ký.

Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại là các đầu mối lại không thể chịu trách nhiệm về toàn bộ nguồn hàng nhập của những cây xăng đại lý, vì các cây xăng này thường không nhập hàng từ một đầu mối mình đứng tên thương hiệu mà lại nhập hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đã là đại lý của PVOIL hay một đầu mối nào khác thì đại lý đó chỉ được phép mua hàng từ đầu mối mà mình đứng tên thương hiệu. Nhưng trên thực tế các đại lý thường chỉ mua 50-70% từ đầu mối mà mình đứng tên, phần còn lại họ linh hoạt để xem nơi nào có giá tốt hơn sẽ nhập hàng.

Hiện nay, khi giá xăng dầu có xu hướng tăng cao sau khi các biện pháp giãn cách xã hội do dịch Covid-19 được nới lỏng, lượng hàng mà bình thường đại lý nhập trôi nổi giờ không thể mua được vì các đơn vị cung cấp này găm hàng để chờ tăng giá, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm hàng ở các cây xăng đại lý.

Về nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu trong nước, đại diện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Công ty Cỏ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, trước nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đang tăng cao, các khách hàng của BSR cũng tăng nhập hàng nên đơn vị này đang tăng công suất lên tối ưu để đẩy mạnh xuất bán các sản phẩm. Đồng thời, BSR cũng tìm cơ hội mua dầu thô với phụ phí thấp, chủ động triển khai các giải pháp sản xuất và giao hàng để cân đối tồn kho hợp lý nhằm tận dụng cơ hội thị trường.

Trước thông tin một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu khan hiếm về nguồn cung, cũng như một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị về chính sách điều hành giá bán xăng dầu và chiết khấu bán xăng dầu hiện nay gây khó khăn cho doanh nghiệp, theo Vụ Thị trường trong nước, việc sụt giảm về nguồn cung là có thật.

Nguyên nhân là do diễn biến dịch Covid-19 có dấu hiệu tích cực, đặc biệt sau khi Chính phủ dỡ bỏ giãn cách xã hội khiến nhu cầu sử dụng xăng dầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng tại thị trường nội địa tăng mạnh. Đồng thời, các nhà máy lọc dầu trong nước và quốc tế hiện đang cắt giảm công suất, tận dụng thời gian xảy ra dịch bệnh để bảo dưỡng.

“Trong khi khách hàng ùn ùn xếp hàng chờ mua xăng, 3 - 4 nhân viên túc trực bán xăng đều nhắc đi nhắc lại rằng, mỗi người chỉ được mua tối đa 30.000 đồng” – chị Thanh bức xúc. Khi thắc mắc về nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bất thường này, một nhân viên tại trạm xăng Cầu Giấy cho hay, hiện trạm xăng rất khó khăn trong việc nhập hàng. Lượng xăng còn lại khá ít nên phải bán nhỏ giọt, giới hạn mức tối đa cho từng người mua. "Trong lúc khan hiếm, mỗi người chia sẻ với nhau một chút", vị nhân viên này cho hay.
Trên thực tế, không chỉ bán nhỏ giọt mà nhiều cây xăng trên địa bàn Hà Nội như tại phố Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng), phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân), phường Đại Kim (Hoàng Mai)... cũng thông báo hết xăng, ngừng bán khiến không ít khách hàng khá bất ngờ.
Liên quan tới vấn đề này, từ góc độ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại và Du lịch Đất Cảng (Hải Phòng) Khúc Hữu Thanh Hải chia sẻ, ông khá ngỡ ngàng khi nhiều cây xăng tại Hải Phòng cũng đóng cửa, không bán hàng. Vị doanh nhân này đặt câu  hỏi: "Không hiểu giá xăng dầu đang được điều hành như thế nào mà dẫn tới tình trạng này?".
Một số chuyên gia đánh giá, việc các cây xăng, đại lý đồng loạt treo biển hết xăng có thể xuất phát từ thực tế các cây xăng, đại lý mua xăng rất khó.
Sau 8 kỳ giảm giá liên tiếp, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 13/5, giá xăng được điều chỉnh tăng lên. Giá xăng có chiều hướng tăng trở lại, các đầu mối kinh doanh xăng dầu có hiện tượng bắt đáy đầu cơ.
Cụ thể, doanh nghiệp đầu mối mua của nhà máy lọc dầu, nhưng nhà máy chỉ bán ra với số lượng theo đúng kế hoạch, còn muốn mua thêm cũng không có. Do đó, doanh nghiệp đầu mối chỉ mua được lượng hàng hạn chế, cộng thêm việc găm hàng chờ giá lên nên xăng dầu lại càng khan hiếm.
Trong sáng 27/5, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông khẳng định, tổng nguồn cung xăng dầu phục vụ thị trường trong nước là đủ. Hiện tượng hết hàng tại 1 số cửa hàng là cục bộ, do nhu cầu tăng mạnh trở lại sau thời gian giãn cách xã hội và tâm lý mua gom trước diễn biến giá xăng dầu có thể tăng mạnh trở lại.
"Vụ Thị trường trong nước đã chỉ đạo để bổ sung nguồn hàng cho những chỗ thiếu hụt cục bộ và xử lý nghiêm những cửa hàng, đại lý, thương nhân phân phối, đầu mối không bán hàng chờ tăng giá" - ông Đông nhấn mạnh.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường. Theo đó, Bộ này đề nghị các thương nhân chủ động tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ cho thị trường nội địa các loại xăng dầu doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh, không để gián đoạn nguồn cung trong hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có phương án về nguồn hàng (từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu) để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong thời gian sắp tới...
Trao đổi nhanh về vấn đề này, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) Cao Hoài Dương cho biết, với vai trò là thương nhân đầu mối lớn, có uy tín, thương hiệu, PVOIL luôn chú trọng giữ chữ tín với khách hàng và đảm bảo đầy đủ nguồn hàng cung cấp cho các cây xăng đại lý theo hợp đồng đã ký.
Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại là các đầu mối lại không thể chịu trách nhiệm về toàn bộ nguồn hàng nhập của những cây xăng đại lý, vì các cây xăng này thường không nhập hàng từ một đầu mối mình đứng tên thương hiệu mà lại nhập hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đã là đại lý của PVOIL hay một đầu mối nào khác thì đại lý đó chỉ được phép mua hàng từ đầu mối mà mình đứng tên thương hiệu. Nhưng trên thực tế các đại lý thường chỉ mua 50-70% từ đầu mối mà mình đứng tên, phần còn lại họ linh hoạt để xem nơi nào có giá tốt hơn sẽ nhập hàng.
Hiện nay, khi giá xăng dầu có xu hướng tăng cao sau khi các biện pháp giãn cách xã hội do dịch Covid-19 được nới lỏng, lượng hàng mà bình thường đại lý nhập trôi nổi giờ không thể mua được vì các đơn vị cung cấp này găm hàng để chờ tăng giá, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm hàng ở các cây xăng đại lý.
Về nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu trong nước, đại diện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Công ty Cỏ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, trước nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đang tăng cao, các khách hàng của BSR cũng tăng nhập hàng nên đơn vị này đang tăng công suất lên tối ưu để đẩy mạnh xuất bán các sản phẩm. Đồng thời, BSR cũng tìm cơ hội mua dầu thô với phụ phí thấp, chủ động triển khai các giải pháp sản xuất và giao hàng để cân đối tồn kho hợp lý nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Trước thông tin một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu khan hiếm về nguồn cung, cũng như một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị về chính sách điều hành giá bán xăng dầu và chiết khấu bán xăng dầu hiện nay gây khó khăn cho doanh nghiệp, theo Vụ Thị trường trong nước, việc sụt giảm về nguồn cung là có thật.

Nguyên nhân là do diễn biến dịch Covid-19 có dấu hiệu tích cực, đặc biệt sau khi Chính phủ dỡ bỏ giãn cách xã hội khiến nhu cầu sử dụng xăng dầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng tại thị trường nội địa tăng mạnh. Đồng thời, các nhà máy lọc dầu trong nước và quốc tế hiện đang cắt giảm công suất, tận dụng thời gian xảy ra dịch bệnh để bảo dưỡng.

“Trong khi khách hàng ùn ùn xếp hàng chờ mua xăng, 3 - 4 nhân viên túc trực bán xăng đều nhắc đi nhắc lại rằng, mỗi người chỉ được mua tối đa 30.000 đồng” – chị Thanh bức xúc. Khi thắc mắc về nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bất thường này, một nhân viên tại trạm xăng Cầu Giấy cho hay, hiện trạm xăng rất khó khăn trong việc nhập hàng. Lượng xăng còn lại khá ít nên phải bán nhỏ giọt, giới hạn mức tối đa cho từng người mua. "Trong lúc khan hiếm, mỗi người chia sẻ với nhau một chút", vị nhân viên này cho hay.
Trên thực tế, không chỉ bán nhỏ giọt mà nhiều cây xăng trên địa bàn Hà Nội như tại phố Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng), phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân), phường Đại Kim (Hoàng Mai)... cũng thông báo hết xăng, ngừng bán khiến không ít khách hàng khá bất ngờ.
Liên quan tới vấn đề này, từ góc độ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại và Du lịch Đất Cảng (Hải Phòng) Khúc Hữu Thanh Hải chia sẻ, ông khá ngỡ ngàng khi nhiều cây xăng tại Hải Phòng cũng đóng cửa, không bán hàng. Vị doanh nhân này đặt câu  hỏi: "Không hiểu giá xăng dầu đang được điều hành như thế nào mà dẫn tới tình trạng này?".
Một số chuyên gia đánh giá, việc các cây xăng, đại lý đồng loạt treo biển hết xăng có thể xuất phát từ thực tế các cây xăng, đại lý mua xăng rất khó.
Sau 8 kỳ giảm giá liên tiếp, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 13/5, giá xăng được điều chỉnh tăng lên. Giá xăng có chiều hướng tăng trở lại, các đầu mối kinh doanh xăng dầu có hiện tượng bắt đáy đầu cơ.
Cụ thể, doanh nghiệp đầu mối mua của nhà máy lọc dầu, nhưng nhà máy chỉ bán ra với số lượng theo đúng kế hoạch, còn muốn mua thêm cũng không có. Do đó, doanh nghiệp đầu mối chỉ mua được lượng hàng hạn chế, cộng thêm việc găm hàng chờ giá lên nên xăng dầu lại càng khan hiếm.
Trong sáng 27/5, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông khẳng định, tổng nguồn cung xăng dầu phục vụ thị trường trong nước là đủ. Hiện tượng hết hàng tại 1 số cửa hàng là cục bộ, do nhu cầu tăng mạnh trở lại sau thời gian giãn cách xã hội và tâm lý mua gom trước diễn biến giá xăng dầu có thể tăng mạnh trở lại.
"Vụ Thị trường trong nước đã chỉ đạo để bổ sung nguồn hàng cho những chỗ thiếu hụt cục bộ và xử lý nghiêm những cửa hàng, đại lý, thương nhân phân phối, đầu mối không bán hàng chờ tăng giá" - ông Đông nhấn mạnh.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường. Theo đó, Bộ này đề nghị các thương nhân chủ động tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ cho thị trường nội địa các loại xăng dầu doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh, không để gián đoạn nguồn cung trong hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có phương án về nguồn hàng (từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu) để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong thời gian sắp tới...
Trao đổi nhanh về vấn đề này, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) Cao Hoài Dương cho biết, với vai trò là thương nhân đầu mối lớn, có uy tín, thương hiệu, PVOIL luôn chú trọng giữ chữ tín với khách hàng và đảm bảo đầy đủ nguồn hàng cung cấp cho các cây xăng đại lý theo hợp đồng đã ký.
Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại là các đầu mối lại không thể chịu trách nhiệm về toàn bộ nguồn hàng nhập của những cây xăng đại lý, vì các cây xăng này thường không nhập hàng từ một đầu mối mình đứng tên thương hiệu mà lại nhập hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đã là đại lý của PVOIL hay một đầu mối nào khác thì đại lý đó chỉ được phép mua hàng từ đầu mối mà mình đứng tên thương hiệu. Nhưng trên thực tế các đại lý thường chỉ mua 50-70% từ đầu mối mà mình đứng tên, phần còn lại họ linh hoạt để xem nơi nào có giá tốt hơn sẽ nhập hàng.
Hiện nay, khi giá xăng dầu có xu hướng tăng cao sau khi các biện pháp giãn cách xã hội do dịch Covid-19 được nới lỏng, lượng hàng mà bình thường đại lý nhập trôi nổi giờ không thể mua được vì các đơn vị cung cấp này găm hàng để chờ tăng giá, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm hàng ở các cây xăng đại lý.
Về nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu trong nước, đại diện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Công ty Cỏ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, trước nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đang tăng cao, các khách hàng của BSR cũng tăng nhập hàng nên đơn vị này đang tăng công suất lên tối ưu để đẩy mạnh xuất bán các sản phẩm. Đồng thời, BSR cũng tìm cơ hội mua dầu thô với phụ phí thấp, chủ động triển khai các giải pháp sản xuất và giao hàng để cân đối tồn kho hợp lý nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Trước thông tin một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu khan hiếm về nguồn cung, cũng như một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị về chính sách điều hành giá bán xăng dầu và chiết khấu bán xăng dầu hiện nay gây khó khăn cho doanh nghiệp, theo Vụ Thị trường trong nước, việc sụt giảm về nguồn cung là có thật.

Nguyên nhân là do diễn biến dịch Covid-19 có dấu hiệu tích cực, đặc biệt sau khi Chính phủ dỡ bỏ giãn cách xã hội khiến nhu cầu sử dụng xăng dầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng tại thị trường nội địa tăng mạnh. Đồng thời, các nhà máy lọc dầu trong nước và quốc tế hiện đang cắt giảm công suất, tận dụng thời gian xảy ra dịch bệnh để bảo dưỡng.

Theo Kinhtedothi

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.