Nhiều bệnh viện công lập “sống khoẻ” sau tự chủ

Các bệnh viện công lập đã tự chủ tài chính và tiến tới sẽ là tự chủ hoàn toàn, từ tài chính, nhân sự giúp bệnh viện được cởi trói và phát triển theo định hướng mới.

Ảnh minh hoạ.

Tăng cường tự chủ

Thực hiện nghị quyết 01/2018/NQ-CP yêu cầu đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập; tăng quyền tự chủ và thúc đẩy xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Ngành y tế vẫn tiếp tục đổi mới các hoạt động tài chính năm 2018 đặc biệt là giao quyền tự chủ cho các bệnh viện. Đến nay, theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy ngay từ năm 2002, một số đơn vị sự nghiệp y tế công, phần lớn là các bệnh viện đã thực hiện điểm cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đánh giá của Bộ Y tế đến nay hầu hết các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiện tại, 100% đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo 3 mức: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Theo số liệu báo cáo của các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế và 63 tỉnh, thành phố, số lượng các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên ngày càng tăng: từ 28 đơn vị (chiếm 1,3%) năm 2013 lên 89 đơn vị (chiếm 4,2%) năm 2017; số đơn vị tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên tăng từ 1.424 (67%) lên 1.441 đơn vị (68%); số lượng các đơn vị do ngân sách đảm bảo chi hoạt động thường xuyên giảm, từ 678 đơn vị (chiếm 31,8%) năm 2013 xuống 592 đơn vị (chiếm 27,9%) năm 2017.

PGS.TS. Dương Đình Chỉnh, Quyền giám đốc Sở Y tế Nghệ An, cho biết chủ trương giao bệnh viện công tự chủ tài chính về chi thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Việc giao quyền tự chủ về tài chính đối với bệnh viện công lập nhằm tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, với việc tự chủ về tài chính, bệnh viện công lập sẽ phải tự cân đối thu chi để đảm bảo chi thường xuyên. Vì vậy, để “thu hút” bệnh nhân, cơ sở y tế phải có sự cải thiện về cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể. Còn về phía bệnh nhân sẽ có nhiều sự lựa chọn để tìm đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh tốt nhất. Bởi với việc thông tuyến khám chữa bệnh hiện nay, người dân có thể lựa chọn bất kỳ cơ sở nào mình cảm thấy tin tưởng nhất để điều trị.

Năm 2018, Sở Y tế đang trình UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt cho 8 đơn vị tiếp tục tự chủ hoàn toàn về kinh phí giai đoạn 2018 – 2020, đó là: Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương, Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc, Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu, Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình và Ban quản lý dự án xây dựng các công trình y tế.

Khởi sắc hơn

Theo PGS Chính lộ trình giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập được xem là động thái tích cực nhằm tăng tính chủ động và cạnh tranh giữa các cơ sở y tế trong công tác khám, chữa bệnh.
Đánh giá của Bộ Y tế, sau thời gian nỗ lực triển khai thực hiện phương án tự chủ của các bệnh viện về cơ bản đã có những chuyển biến, khởi sắc "thay da, đổi thịt" một cách rõ rệt, được cán bộ, nhân dân ghi nhận, đồng tình đánh giá cao. Các bệnh viện đã chủ động trong việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ. Công tác tổ chức nhân sự, bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả cao, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Cũng như triển khai các giải pháp nhằm tăng nguồn thu một cách chính đáng, thực hiện phân bổ nguồn tài chính hợp lý. Các bệnh viện triển khai được nhiều kỹ thuật y tế chất lượng cao để thu hút bệnh nhân và nâng cao thu nhập cho bác sĩ thu hút nguồn nhân lực.

Theo Bộ Y tế, việc tự chủ tài chính trong các bệnh viện công trực thuộc Bộ đã giúp tiết kiệm khoảng 1.500 tỷ đồng/năm từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, việc tự chủ tài chính trong các bệnh viện côngvẫn còn nhiều gian nan. Nhiều bệnh viện khi đang quen sống dựa vào ngân sách, việc chuyển sang tự chủ, đứng vững trong nền kinh tế thị trường là điều không hề dễ dàng. Nhiều bệnh viện thu không đủ chi, có nơi chỉ tự chủ về tài chính, chưa được tự chủ tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao nên việc tự chủ còn khó khăn.

Khánh Chi

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !