Nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân: Đào tạo phải đi đôi với năng lực!

Điện hạt nhân có nhu cầu về phát triển năng lực vô cùng đặc thù, do vậy nguồn nhân lực cần được đầu tư đào tạo bài bản, nhất là đối với lực lượng chuyên gia, nhân sự có trình độ cao.
Nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân: Đào tạo phải đi đôi với năng lực! - ảnh 1

GS. JAN BLOMGREN, Chủ tịch Viện các doanh nghiệp Hạt nhân, INBEx (Thụy Điển) đã đưa ra khuyến nghị sau khi nghiên cứu các tài liệu thuyết trình của Viện Năng lượng Nguyên tử (Việt Nam) về Chương trình đào tạo chuyên gia điện hạt nhân - NEST - chương trình đào tạo tiến sĩ, với các ứng viên còn khá trẻ.  

An toàn, vấn đề vô cùng quan trọng trong điện hạt nhân và sự đa dạng là cần thiết khi tính đến vấn đề an toàn hạt nhân. Nếu con người có những hoàn cảnh và kinh nghiệm khác nhau, được giáo dục tại các nước khác nhau và trong các môi trường khác nhau, sẽ có khả năng ứng phó với các tình huống khó khăn và phức tạp cũng khác nhau, thay vì tất cả chỉ nghĩ và hành động theo cùng một cách. 

Điều này vô cùng quan trọng với Việt Nam khi hợp tác sâu rộng với một nhà thầu duy nhất - Liên Bang Nga. Hiện nay, Nga đã chiếm ưu thế quá lớn trong quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, Nga không nên tham gia vào chương trình NEST. 

Trong số 250 sinh viên đang được đào tạo tại Nga, Việt Nam nên cử 40 sinh viên của chương trình NEST sang một số nước khác đào tạo để ở một mức độ nào đó tạo ra sự đa dạng

Cần kịch bản mới cho NEST

Việc phát triển các nhà lãnh đạo trong học thuật và công nghiệp không giống nhau. Đối với các nhà lãnh đạo của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và các trường đại học, việc hoàn thành học vị tiến sĩ tại một trường đại học danh tiếng ở nước ngoài là bước khởi đầu quan trọng trong sự nghiệp. 

Trong tương lai, khi các trường đại học của Việt Nam đạt tới chất lượng quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân, nên tính đến phương án hoàn thành học vị tiến sĩ tại Việt Nam. Để hoàn thành phương án này Việt Nam phải mất khoảng 10 năm nữa.

Trước tiên, cần có một thế hệ tiên phong được gửi ra nước ngoài học tập. Sau 5 năm, họ có thể về nước và làm việc như các nghiên cứu viên và cần thêm 5 năm nữa để họ trở thành các chuyên gia có thể độc lập hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Chương trình NEST dự kiến hoàn toàn phù hợp với một kịch bản như vậy.

Một điểm nữa, trong công nghiệp, tiêu chí lãnh đạo dường như hơi khác. Trình độ chuyên môn sâu trong 1 lĩnh vực không quá quan trọng như trong lĩnh vực học thuật, và yêu cầu các kĩ năng rộng hơn, liên quan đến không chỉ sự am hiểu về bản thân công nghệ mà còn cả vấn đề kinh doanh và quản lý cán bộ. Phần lớn các nhà lãnh đạo tương lai nên có nền tảng kỹ thuật, chí ít là trình độ thạc sỹ quốc tế và những điều minh chứng cho tài lãnh đạo của họ nên được thừa nhận trong các chương trình phát triển tài năng lãnh đạo đặc biệt.

Chương trình NEST nên được bổ sung một khối lượng lớn chương trình để đào tạo một số lượng lớn các thạc sỹ kỹ thuật hạt nhân. Một số ví dụ ở các nước hạt nhân phát triển cho thấy, trong 500-1.000 thạc sỹ kỹ thuật, nên có khảng 20% là thuộc kỹ thuật hạt nhân, vì vậy, Việt Nam cần từ 100-200 thạc sỹ kỹ thuật hạt nhân là cần thiết. Đây là số lượng đòi hỏi mức độ lớn hơn chương trình NEST dự kiến. Điều này không phải là một sự mâu thuẫn mà là một sự bổ sung. Chương trình NEST hướng tới các chuyên gia kỹ thuật với học vị tiến sĩ như điểm khởi đầu. Với một chương trình như vậy hướng tới khoảng 10% lượng thạc sỹ kỹ thuật hạt nhân là hoàn hảo.

Với Việt Nam số lượng từ 100-200 thạc sỹ kỹ thuật hạt nhân là cần thiết, nhưng đó là một thách thức không hề nhỏ. Tuy nhiên còn cần gấp 5 lần số lượng thạc sỹ trong các lĩnh vực khác (kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí, vật lý kỹ thuật, hóa học, khoa học máy tính, khoa học hành vi…). Do đó, vận hành điện hạt nhân chất lượng cao đòi hỏi cả số lượng lớn chuyên gia trong các lĩnh vực phi hạt nhân. Điều này thường bị các nước hạt nhân mới bỏ qua trong các giai đoạn tiến hành đầu tiên. Hy vọng Việt Nam là một ngoại lệ trong vấn đề này.

Thực tế cũng cho thấy, lãnh đạo kinh doanh hạt nhân hoàn toàn khác so với lãnh đạo nghiên cứu công nghệ hạt nhân. Do vậy, Việt Nam cần xem xét lại các tiểu mục thuộc chương trình NEST về khía cạnh kinh tế. Việt Nam có thể tuyển dụng các lãnh đạo công nghiệp cấp cao có liên quan từ các ngành công nghiệp khác nhau như các ngành công nghiệp năng lượng khác, công nghiệp hóa chất, hàng không, giấy và bột giấy, kim loại... Những người được tuyển dụng sau đó phải trải qua quá trình đào tạo về sự nhạy bén trong kinh doanh hạt nhân, tức là, các khía cạnh của lãnh đạo công nghiệp mà chỉ liên quan đến điện hạt nhân.

Chi phí lao động không gây áp lực 

Thông thường, chiến lược phát triển năng lực sẽ bắt đầu với giới trẻ, các cá nhân chưa được đào tạo. Trong hầu hết các trường hợp, điều này dễ dàng thực hiện vì thuyết phục người đã được đào tạo từ bỏ những gì đã biết trước đây và tiếp thu cái mới sẽ khó khăn hơn so với việc thu hút giới trẻ. Tuy nhiên, nếu thời gian bị hạn chế, sẽ khôn ngoan hơn khi xem xét khả năng tuyển dụng các kỹ sư có trình độ và một số kinh nghiệm làm việc nhất định sau đó bổ sung thêm kiến thức. Đây là trường hợp tốn kém hơn, bởi vì đòi hỏi ít nhất là một khoản lương hợp lý đủ để thu hút các cá nhân, những người đang được trả lương làm việc ở một nơi nào đó. Tuy nhiên, huấn luyện lại cán bộ đã được đào tạo thường là lựa chọn có chi phí cạnh tranh trong thời gian dài, mặc dù không cạnh tranh ở góc độ thời gian ngắn hơn. Có được một nhân viên tay nghề cao, thường ít nhất cũng phải chi trả cho các sai lầm từng gặp phải trong lộ trình. Việt Nam phải nhận thấy rằng chi phí lao động không phải là áp lực đối với điện hạt nhân.

Thụy Điển là một minh chứng. Hiện quốc gia này có thu nhập cao hơn Việt Nam nhưng giá tương đương với Việt Nam. Bốn giờ sản xuất của 1 lò phản ứng bằng mức lương hàng năm của một chuyên gia hàng đầu được quốc tế công nhận. Điều này cho thấy, nếu một chuyên gia giúp một lò phản ứng mới bắt đầu sớm hơn một tuần, toàn bộ tiền lương cả đời của chuyên gia đó đã được thanh toán. Quan điểm quan trọng trong đào tạo nhân lực là nhìn vào chất lượng hơn là quan tâm đến chi phí khi xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực. Trong điện hạt nhân, năng lực luôn là lợi nhuận. Đầu tư cũng như chi tiêu vào phát triển năng lực bây giờ chắc chắn sẽ tạo ra nguồn lợi lớn trong một vài năm.

Đừng bỏ qua khía cạnh địa lý

Các quốc gia có ngành hạt nhân phát triển đều thấy rằng, việc đặt các cơ sở đào tạo gần nhà máy điện hạt nhân là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Với Việt Nam, tất cả các kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đều được tập trung ở Nam miền Trung. Vì vậy, Việt Nam cần phải tập trung đào tạo về năng lượng hạt nhân cho các vùng lân cận của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và các Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.

Nếu cần thiết, cần tính đến khả năng di chuyển trụ sở của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Cục an toàn bức xạ hạt nhân vào Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có thể không được thuận lợi với các nhân viên hiện tại, nhưng về lâu dài sự di dời địa lý như vậy sẽ cải thiện tình hình tuyển dụng cho các cơ quan chức năng cũng như các trường đại học theo định hướng hạt nhân ở miền Nam. Khi điện hạt nhân đã được phát triển tại Việt Nam, sẽ xuất hiện một sự nghiệp đặc thù, với trình tự bắt đầu từ nghiên cứu tại một trường đại học, sau đó là làm việc tại một nhà máy điện hạt nhân và sau này trong sự nghiệp của mình, một số chuyên gia có thể được tuyển dụng để làm việc tại Cục an toàn bức xạ hạt nhân.

Giảm thiểu ranh giới địa lý cho việc chuyển giao từ một người sử dụng lao động này sang một người khác là rất quan trọng để quản lý năng lực thành công. Quan trọng hơn là việc này giúp các cơ quan an toàn có thể thu hút cán bộ có kinh nghiệm từ ngành công nghiệp. Nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ có một cơ quan an toàn thiếu liên kết với thực tế công nghiệp. Kinh nghiệm cho thấ, nếu tình hình như vậy xảy ra sẽ là bất lợi cho cả ngành công nghiệp và chính cơ quan an toàn. Tình huống đã xảy ra ở một phần nước Đức, có thể coi như là ví dụ cho việc pháp quy và thực tiễn thiếu liên kết, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Xem xét việc xây dựng cơ sở nghiên cứu riêng

Điều này đúng với hầu hết các nước có điện hạt nhân phát triển, một lò phản ứng nghiên cứu đã được xây dựng trong giai đoạn đầu phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, bối cảnh thời đó khác với hiện nay. Lúc đó, công nghiệp điện hạt nhân hầu như không tồn tại và nhu cầu nghiên cứu để phát triển các lò phản ứng nước nhẹ đạt tiêu chuẩn công nghiệp đã thúc đẩy việc xây dựng các lò phản ứng nghiên cứu. Tuy nhiên, bản thân việc xây dựng đó quan trọng nhất là để phát triển năng lực.

Hiện nay, tình hình đã có những khác biệt cơ bản. Công nghiệp điện hạt nhân phát triển, bạn có thể mua lò phản ứng cũng như lò phản ứng nghiên cứu từ các nhà cung cấp quốc tế, và nhu cầu nghiên cứu để tối ưu hóa công nghệ hiện nay thấp hơn so với nửa thế kỷ trước. Hiện nay, mua một lò phản ứng nghiên cứu từ một nhà cung cấp bên ngoài không phải là hướng đi hiệu quả để xây dựng năng lực.

Rõ ràng các nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả hơn nếu Việt Nam tham gia vào trung tâm nghiên cứu gia tốc trên toàn thế giới và tham gia vào các hợp tác quốc tế thay vì xây dựng trung tâm riêng cho mình. Việt Nam không có đủ khả năng xây dựng và duy trì các cơ sở trong khung nghiên cứu quốc tế. Được tham gia vào các trung tâm hàng đầu và xác định các nhiệm vụ khác nhau, Việt Nam có thể được công nhận trong một lĩnh vực lớn hơn.

Các lò phản ứng nghiên cứu, tuy là công cụ hữu ích nhất để nghiên cứu, nhưng cần phải đặt dấu hỏi về hiệu quả chi phí chúng mang lại trong việc xây dựng năng lực cho công nghiệp điện hạt nhân. Có những lập luận thực sự tốt cho việc xây dựng loại cơ sở hạ tầng nghiên cứu này hơn là việc sử dụng chúng để phát triển năng lực điện hạt nhân.

Nên tuyển dụng giáo viên liên ngành

Gửi người ra nước ngoài học tập tốn kém nhưng hiệu quả cao và chất lượng cao nếu quản lý đúng cách. Tuy nhiên, các chi phí kèm theo tạo ra một giải pháp quan trọng cho các chuyên gia hàng đầu có trình độ cao. Đối với lao động phổ thông, nơi mà số lượng nhân viên được tính bằng con số hàng trăm, hoặc thậm chí hàng ngàn, đào tạo tại chỗ là bắt buộc, vì lý do chi phí trong ngắn hạn và vì cả lí do chi phí và tuyển dụng trong dài hạn. Điều này sẽ dẫn đến một chương trình đặc biệt để đào tạo ra một đội ngũ giáo viên.

Hiện nay, Việt Nam đã có một số giáo viên kỹ thuật hạt nhân. Để tăng số lượng, việc tuyển dụng liên ngành là điều cần thiết. Điều này sẽ hiệu quả hơn cả về thời gian và tài chính. Bởi khi tái đào tạo một giáo viên đang giảng dạy một ngành công nghệ khác thành một giáo viên hạt nhân hơn là bắt đầu từ đầu.

Đây là một lĩnh vực tích hợp tư duy học thuật - công nghiệp có tiềm năng lớn để gia tăng chất lượng và giảm thiểu chi phí cùng một lúc. Do vậy, tất cả các khóa đào tạo sẽ không được thực hiện tại các trường đại học mà phải được thực hiện bởi các viện công nghiệp đặc thù. Một chương trình hợp tác chung nhằm phát triển năng lực cho các giáo viên học thuật và công nghiệp, trong đó việc cùng sử dụng thiết bị là một phần không thể thiếu. Việt Nam cần khuyến khích điều này.

Đây không chỉ là vấn đề chi phí và chất lượng, mà còn là một văn hóa. Ở nhiều nước, giáo dục tại các trường đại học và đào tạo trong ngành công nghiệp là hai thế giới riêng biệt. Với một chương trình chung như đã nêu ở trên, Việt Nam có thể có được một bước khởi động, trong đó giáo viên tại các trường đại học và ngành công nghiệp hiểu biết nhau và hợp tác với nhau bằng cách sử dụng cùng một thiết bị. Nếu thành công, Việt Nam có thể trở thành một mô hình tiêu biểu trong quản lý năng lực hạt nhân.

Điện hạt nhân có nhu cầu về phát triển năng lực vô cùng đặc thù. Một nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi số lượng nhân viên hơn ba lần so với một nhà máy nhiệt điện sử dụng than với cùng công suất. Điện hạt nhân có hiệu suất cao nhất khi vận hành đúng cách, nhu cầu về xây dựng năng lực lớn nhất và tiềm tàng nguy cơ tạo ra thảm họa lớn nhất nếu không xử lý đúng cách.

Nhân lực là vấn đề lâu dài và quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hạt nhân, để có một chuyên gia hàng đầu cần đến hơn 20 năm. Việt Nam nên tiến hành chương trình NEST sớm nhất có thể.


Mai Thắng

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !