Nhãn hiệu độc quyền cho nông sản Việt(Bài 2)

Từ nước phải nhập lương thực, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo, chè, cà phê, hồ tiêu, tôm, cá… với sản lượng lớn nhất nhì thế giới. Đó là thành tựu to lớn nhưng điều đáng buồn là, sản phẩm đa số xuất dưới dạng thô, việc xây dựng thương hiệu nông sản tại thị trường nước ngoài chưa được quan tâm. Trong khi đang mải mê với việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu, chúng ta đã để cho nhãn hiệu một số loại nông sản rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài…

Do chủ quan

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân nhiều thương hiệu nông sản Việt bị các công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ ở nước ngoài là do nhận thức của doanh nghiệp (DN) về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) còn kém, các hiệp hội ngành hàng và địa phương không có tầm nhìn xa, không lường trước được những diễn biến phức tạp trên thị trường xuất khẩu. Thật ra, chỉ dẫn địa lý đối với cà phê Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) và nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) đã được đăng ký bảo hộ, nhưng mới chỉ là ở trong nước. Mãi đến năm 2010, Hội Nước mắm Phú Quốc và UBND tỉnh Kiên Giang mới làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể này ở các nước EU. Hiện nay, cũng có rất ít nông sản đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài với những lý do như thiếu kinh phí, kinh nghiệm…

nước mắm Phú Quốc

Nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc mới được doanh nghiệp Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ độc quyền trên lãnh thổ Trung Quốc

Ông Trương Quang Hiến, Phó chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết (Bình Thuận) cho hay: “Dù chưa xuất khẩu được nước mắm sang thị trường Hoa Kỳ và các nước khác nhưng việc đăng ký bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết là cần thiết. Chúng tôi cũng biết, nếu không nhanh chóng đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình ở nước ngoài thì sẽ khó khăn cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên, các DN nước mắm ở Phan Thiết hiện nay chưa đủ tầm để làm việc này, chúng tôi cần sự hỗ trợ của Nhà nước”.

Từ năm 1995, UBND tỉnh Đăk Lăk đã cho phép xây dựng hồ sơ bảo hộ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột (chỉ dẫn địa lý), tháng 10/2005 được Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta. Còn việc đăng ký bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu truyền thống thì hầu như chưa có động tĩnh gì.

Trước đó, các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như thuốc lá Vinataba, võng xếp Duy Lợi, rượu, bia, nước giải khát Sabeco, nước mắm Phú Quốc… cũng bị chính đối tác của DN Việt Nam “nhanh tay” đăng ký bảo hộ ở nước sở tại sau một thời gian làm đại lý hoặc giành được quyền phân phối.

Theo Cục SHTT, tính đến ngày 21/11/2011, cơ quan này đã cấp đăng bạ cho 29 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 27 chỉ dẫn địa lý thuộc Việt Nam, còn lại là chỉ dẫn địa lý cho rượu mạnh Cognac của Pháp và rượu Pisco của Peru. Đáng tiếc là trong số 25 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, có rất ít địa phương tiếp tục xin bảo hộ ở nước ngoài, ngoại trừ cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc.

Chưa am hiểu về SHTT

Từ những sự việc đáng tiếc đã xảy ra, một số luật sư trong lĩnh vực SHTT cho rằng, nguyên nhân chính khiến thương hiệu nông sản dễ mất vào tay DN nước ngoài là do các cá nhân, tổ chức và DN trong nước chưa ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và chưa am hiểu Luật SHTT.

Nước mắm Phú Quốc luôn có màu đậm hơn so với nước mắm Phan Thiết hay Nha Trang

Nước mắm Phú Quốc luôn có màu đậm hơn so với nước mắm Phan Thiết hay Nha Trang

Có thể đổ lỗi cho một số trường hợp “cha chung không ai khóc”, như với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là tài sản chung, lẽ ra tỉnh Đăk Lăk phải đứng ra đăng ký bảo hộ ở nước ngoài rồi ủy quyền cho các DN khai thác thương mại. Nhưng đối với DN, họ có quyền tự đăng ký bảo hộ thương hiệu ở bất cứ thị trường nào mà không phải xin phép, hội ý với ai, có thể đăng ký trực tuyến hoặc thuê luật sư và chỉ mất vài chục đến vài trăm USD cho một bộ hồ sơ thì chẳng có gì là khó khăn, nếu nhận thấy việc đó là cần thiết.

Ông Phạm Hồng Quất, Phó chánh thanh tra Bộ Khoa học – Công nghệ nhấn mạnh: “Phải biết đi trước một bước. Việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài rất quan trọng nên không thể chậm chân. Xét ở cả 3 nguyên nhân: nhận thức, năng lực tài chính, hệ thống pháp luật thì việc này xảy ra chủ yếu do nguyên nhân thứ nhất. Nhiều DN chưa có ý thức đăng ký bảo hộ trên thị trường quốc tế trước khi xuất khẩu hàng hóa, mới dừng ở việc đăng ký trong nước”.

Đối với một nước xuất khẩu nhiều loại nông sản như Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài rất quan trọng, không phải chỉ khi xuất hàng đi đâu mới đăng ký bảo hộ ở đó mà phải đăng ký từ trước. Chi phí cho các hoạt động này không tốn kém, nó chỉ trở thành gánh nặng về cả vật chất và thời gian khi đã bị mất thương hiệu, kéo theo hậu quả là bị chặn xuất khẩu, mất uy tín, phải đi kiện tụng để đòi lại. DN biết nhìn xa trông rộng thường thuê công ty dịch vụ pháp luật để được tư vấn, không phải chỉ vì mục đích đăng ký bảo hộ mà họ còn muốn giám sát xem có ai đăng ký nhãn hiệu giống mình để kịp thời yêu cầu hủy bỏ ngay khi chưa được cấp bằng.

Hiện nay, những vụ tranh chấp liên quan đến SHTT xảy ra ngày càng nhiều hơn ở cả Việt Nam và các nước trên thế giới vì giới kinh doanh đã biết khai thác mặt mạnh và cả mặt yếu của SHTT để khống chế thị trường, khống chế khả năng phát triển và thủ tiêu đối thủ. Chỉ bằng hành động pháp lý đơn giản là đăng ký bảo hộ để giành độc quyền thương hiệu, một đối tác ở nước ngoài có thể đạt được quyền cấm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nội địa của họ.

Ở tầm quốc gia, một DN cũng có thể sử dụng SHTT để hạn chế hàng nhập khẩu của nước khác vào thị trường nội địa mà không vi phạm cam kết quốc tế. SHTT có thể coi là cái “khóa” để các nước chống lại mở cửa thị trường khi thấy bất lợi cho thị trường trong nước. Đây là hàng rào duy nhất còn sót lại trong thời buổi hội nhập, trong khi các hàng rào khác như thuế quan đã bị vô hiệu hóa. Tốt nhất, DN phải đi trước một bước để cái “khóa” này không ảnh hưởng đến mình, thay vì khi nó đã đâu vào đấy rồi mới đi phá.

Hậu quả

Thực tế cho thấy, các sản phẩm sau khi có thương hiệu, giá bán thường tăng 15-20%, thị trường rộng mở thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Mặt khác, công tác quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý thương hiệu sẽ chặt chẽ hơn thông qua việc hình thành các tổ chức đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, qua đó huy động được sức mạnh tổng hợp của các thành viên vì lợi ích chung, góp phần tăng thu nhập cho người dân và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất mới hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đến nay vấn đề xác lập SHTT, hay nói nôm na là xác lập thương hiệu sản phẩm theo pháp lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Cói Nga Sơn

Cói Nga Sơn, sản phẩm làm nên thương hiệu chiếu cói Thanh Hóa nổi tiếng, vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, đây là chỉ dẫn địa lý thứ 28 do VN bảo hộ.

Đơn cử như tại Quảng Ninh, tỉnh này có khoảng 45-50 nông phẩm, đặc sản cần xây dựng thương hiệu (dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý) nhưng đến nay mới có 75 DN sản xuất, chế biến nông sản đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Điều này khiến người ta có thể nhìn thấy một hệ quả trong tương lai không xa: sản lượng thì nhiều nhưng giá thành và lợi nhuận thu về không đáng kể. Khi thâm nhập vào những thị trường khó tính, sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh, do đó không kích thích được sản xuất.

Hơn thế, thương hiệu vốn có cũng có nguy cơ bị mất bất cứ lúc nào. Khi gia nhập WTO, cái “lý” phải dựa trên cơ sở luật pháp thừa nhận, như vậy không chỉ nhắc mãi đến chất lượng sản phẩm mà quên mất vấn đề xác lập và bảo vệ “chủ quyền” cho thương hiệu của mình ở nước ngoài.

Được biết, cuối năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2204/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015, trong đó cho phép áp dụng rộng rãi việc đăng ký SHTT tại các địa phương. Đây cũng là một hỗ trợ đắc lực giúp nông sản nước ta sớm tìm được chỗ đứng một cách vững chắc và thuận lợi.
PV

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !