Nhận diện các nguy cơ trẻ em phải đối mặt trên mạng

Chúng ta thường được nghe báo chí, truyền thông nói nhiều về các nguy cơ trẻ phải đối mặt trên môi trường mạng. Vậy thực chất các nguy cơ ấy là gì, dưới góc nhìn về an ninh mạng chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn vấn đề này…

Chúng ta thường được nghe báo chí, truyền thông nói nhiều về các nguy cơ trẻ phải đối mặt trên môi trường mạng. Vậy thực chất các nguy cơ ấy là gì, dưới góc nhìn về an ninh mạng chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn vấn đề này…

Điểm mặt các nguy cơ đối với trẻ em

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam NCS: Đại dịch Covid-19 diễn ra khiến cho con người nhận ra sự phụ thuộc vào Internet ngày càng nhiều hơn. Đây cũng là hệ quả tất yếu của việc Internet đã và đang có quá nhiều hữu ích cho đời sống, nhưng cùng với đó là những mặt trái của nó, tác động rất tiêu cực đến trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong môi trường mạng.

Có rất nhiều nguy cơ khác nhau với trẻ em khi tham gia Internet. Ảnh: Nam Phương

“Có rất nhiều nguy cơ khác nhau với trẻ em khi tham gia Internet, nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến 4 nguy cơ chính: thông tin xấu, độc (trẻ em có thể bắt gặp nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi như bạo lực, khiêu dâm); xâm phạm đời tư (thông tin, hình ảnh đăng tải hay chia sẻ có thể bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu riếu hay đe dọa các em); bắt nạt trực tuyến (các em có thể bị cư dân mạng chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý); xâm hại tình dục (một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh, đoạn video nhạy cảm và chúng có thể dùng thông tin này để ép buộc, đe dọa)”, ông Sơn điểm danh.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của UNICEF, 4 nguy cơ đối với trẻ em trên mạng cũng được chỉ rõ gồm: Thông tin xấu, độc (trẻ em có thể bắt gặp nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi như bạo lực, khiêu dâm); Xâm phạm đời tư (Thông tin, hình ảnh đăng tải hay chia sẻ có thể bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu riếu hay đe dọa các em); Bắt nạt (các em có thể bị cư dân mạng chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý. Thậm chí các em có thể bị công kích, đe dọa hoặc xuyên tạc các thông tin hình ảnh có liên quan đến các em); và xâm hại tình dục (một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen, và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh, đoạn video nhạy cảm. Chúng có thể dùng những hình ảnh và tin nhắn này để ép buộc, đe dọa khiến các em phải vâng lời làm theo các yêu cầu khác)...

Tạo “hệ miễn dịch số” cho trẻ em là làm những gì?

Quay lại các nguy cơ, trẻ em lên mạng cũng gặp phải nhiều nguy cơ khác mà bất kỳ ai tham gia Internet cũng phải đối mặt như nguy cơ bị tấn công mạng, bị cài mã độc theo dõi, lấy trộm thông tin cá nhân, xâm phạm quyền riêng tư, thậm chí bị lợi dụng để tham gia vào các hoạt động phi pháp. Trong khi đó, theo báo cáo của UNICEF có đến 21% thanh thiếu niên ở Việt Nam tham gia khảo sát thừa nhận là nạn nhân của hiện tượng bắt nạt trên mạng; gần 75% không biết về các đường dây nóng hay bất cứ dịch vụ hỗ trợ nào khác nếu đối mặt với bắt nạt hoặc bạo lực trên mạng. 

Chính vì vậy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đó vai trò cốt lõi là Bộ TT&TT, BỘ LĐ-TB&XH thì vai trò của công nghệ rất quan trọng. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chúng ta dường như đã có nhiều giải pháp chặn lọc tự động các nội dung không phù hợp với trẻ em ra đời và bước đầu phát huy hiệu quả, đó là các phần mềm bảo mật có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu sử dụng các phần mềm này, có thể kiểm soát từ 90% trở lên các nội dung không phù hợp với trẻ em và tỷ lệ này đang tiếp tục được tăng lên cùng với sự nỗ lực của các nhóm nghiên cứu trên thế giới.

“Để giải quyết được bài toán bảo vệ trẻ em trên Internet lại cần có sự phối hợp, tham gia của nhiều đơn vị liên quan. Từ doanh nghiệp Internet, các doanh nghiệp nội dung số, các nền tảng mạng xã hội, và đặcbiệt là vai trò của phụ huynh. Phụ huynh cần xem đây là trách nhiệm bắt buộc trong cuộc sống số, giúp con em mình không gặp phải rắc rối khi tham gia môi trường mạng. Việc bảo vệ không phải cấm đoán, mà phụ huynh cần phải đồng hành với con, cùng con xây dựng những nguyên tắc, ví dụ không sử dụng điện thoại, máy tính trong khu vực khó quan sát như phòng ngủ, kiểm soát thời gian các em sử dụng mạng cho mục đích học tập, giải trí hợp lý”, ông Sơn gợi ý. 

Về lâu dài, theo ông Sơn thì Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu và đưa môn Giáo dục công dân số vào trường học, bởi không ai có thể bảo vệ trẻ em tốt hơn chính bản thân các con. Môn Giáo dục công dân số trang bị cho các em kiến thức bổ ích khi tham gia mạng xã hội, để phân biệt tốt xấu, các quy tắc ứng xử, cẩm nang an toàn khi tham gia Internet, giúp tạo “hệ miễn dịch số”.

Nam Phương

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Mất tất cả vì răm rắp nghe lời vợ, vay mượn khắp nơi mua chung cư

Dốc toàn bộ tài sản, vay mượn để mua một căn hộ chung cư nhưng cuối cùng cuộc hôn nhân của tôi lại rơi vào ngõ cụt.

Đi xuất khẩu lao động về, chồng bật khóc khi thấy cuốn sổ tiết kiệm của vợ

Ngay đêm chồng về, tôi đã đưa cho anh cuốn sổ tiết kiệm. Nhìn thấy số tiền trong đó, chồng nghẹn ngào, xúc động.

Đang cập nhật dữ liệu !