Nhà khoa học bắt tay doanh nghiệp đưa công nghệ Nano đến gần hơn với cuộc sống
Chiều 1/12, Khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải (OIC New) tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học, Ứng dụng Công nghệ Nano trong nông nghiệp và y sinh.
Nhà khoa học bắt tay doanh nghiệp đưa Công nghệ Nano đến gần hơn với cuộc sống |
PGS.TS Ngô Thế Ân, Trưởng Khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam cho biết, cùng với công tác giảng dạy thì hiện nay trong nghiên cứu khoa học, Khoa ngày càng được chú trọng và bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực.
Một số giảng viên của khoa đã chế tạo được các vật liệu xúc tác như TiO2, Nano Fe, Ferrat xử lý chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề, thuốc BVTV. Ngoài ra, Khoa còn nghiên cứu từ vỏ trấu, rơm rạ, vỏ tôm để hấp thụ chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi, tách chiết được các sản phẩm tinh dầu tự nhiên như bưởi, quế, sả, quất, bạc hà…
Từ những kết quả đó, PGS. Ngô Thế Ân mong muốn cùng OIC New nghiên cứu phối hợp, để cùng hợp tác và tạo ra nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe có giá trị.
Ghi nhận những nghiên cứu và kết quả của thầy cô trong khoa, Nhà Sáng chế Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT OIC New cho biết, bắt đầu từ năm 2009 trong việc sáng chế ra Nano Chitosan cho thuốc bảo vệ thực vật từ một chuyển giao Công nghệ từ Nhật bản và đã được BKHCN xác nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
Từ nền tảng đó, sau này OIC New tiếp tục dày công nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm Nano có giá trị khác và là doanh nghiệp đầu tiên trên cả nước chiết xuất thành công Nano Curcumin dạng dung dịch với kích thước hạt nano đạt 39 nm vào thời điểm 2016.
Đến năm 2020 thì OIC New đã sở hữu 7 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp bởi Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ KH&CN. Ngoài ra OIC New cũng đã nộp 36 đơn Độc quyền Sáng chế về các quy trình điều chế hệ vi nhũ tương Nano cho các hoạt chất thiên nhiên mà OIC New đã nghiên cứu.
Những sản phẩm của OIC New đều đã được khách hàng, các bệnh viện lớn đánh giá rất cao trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe như: Nano Silymarin OIC: Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan. Dùng cho người suy giảm chức năng gan: dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay.
Nano Ginkgo Biloba OIC: Hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, phòng ngừa tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Nano Isoflavone OIC: Giúp cân bằng nội tiết tố nữ, giảm thiểu các triệu chứng của kỳ mãn kinh như bốc hỏa, giảm mỡ bụng, giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú.
Nano Megumi OIC: Hỗ trợ giảm đường huyết, giúp giảm nguy cơ biến chứng do đái tháo đường. Dùng cho người tiểu đường.
Nano Sesamin OIC: Giúp giảm hấp thu chất béo, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa mỡ, giúp giảm mỡ máu. Hỗ trợ giảm béo.
Nano Fucolive: Hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm tác hại của quá trình oxy hóa. Dùng cho người đang trong quá trình hóa trị, xạ trị
Nano GCM: Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp. Hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp, giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Trong khi đó, Nano Melatonin: Hỗ trợ tăng cường cải thiện giấc ngủ và sản phẩm này Công ty Dược phẩm rất lớn đã mua để phân phối độc quyền.
Không chỉ nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm Nano có tính ứng dụng cao, OIC New đang tiếp tục đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm mới. Tầm nhìn đến 2030, OIC New đạt mục tiêu có 50 sáng chế được cấp, 100 sáng chế tự nghiên cứu và phát triển 10 Trung tâm trực thuộc trên toàn quốc.
Những đóng góp cho ngành y học hiện đại, OIC New vinh dự được Hindiwi, Tạp chí uy tín quốc tế về khoa học đăng tải đề tài: Đánh giá tác động gây độc tính của Rutin dòng tế bào ung thư phổi và ung thư ruột kết, ông Minh nhấn mạnh.
Bài trình bày của nhà sáng chế Lưu Hải Minh nhận được sự quan tâm của các giảng viên Học viện NNVN. Đồng thời, phía nhà trường cũng có những bài trình bày nghiên cứu về tiểu đường, vật liệu Nano, thuốc thử chung.
Kết thúc buổi tọa đàm, nhà sáng chế Lưu Hải Minh đề xuất hợp tác với khoa Môi trường trong ứng dụng Nano Chitosan dùng cho thuốc BVTV làm phân vi sinh và Nano Clay từ đất sét nhằm cải tạo cho các vùng đất nhiễm mặn và mong muốn Khoa Môi trường sẽ cùng OIC New nghiên cứu cho từng loại cây trồng để áp dụng làm sao cho thật hiệu quả và mang lại giá trị cho cộng đồng.
H. Anh
Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020
Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển
Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.
Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước
Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.
ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo
Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ
Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.
Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt
Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.
Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ
Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.
Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học
Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh