Sản xuất hạt lai F1 ngô nếp tím chứa chất oxy hóa có lợi cho sức khỏe con người

Giống ngô nếp tím VNUA141 giàu anthocyanin - một trong những chất oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người do các nhà khoa học Học viện NNVN lai tạo được các chuyên gia đánh giá cao. 

{keywords}
GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam đánh giá mô hình sản xuất hạt thương phẩm trên đồng ruộng


Chiều ngày 11/12 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra buổi kiểm tra, đánh giá mô hình sản xuất hạt lai F1 thuộc dự án “Sản xuất thử và phát triển giống ngô nếp tím lai VNUA141 giàu anthocyanin, phục vụ nhu cầu ăn tươi tại Hà Nội” do ThS. Vũ Thị Xuân Bình làm chủ nhiệm.

Sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp VNUA141 trong vụ Đông năm 2020 (gieo vào tháng 9/2020), quy mô diện tích 1,5 ha được gieo tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng. Đến cuối tháng 10, ruộng sản xuất hạt lai đến thời kỳ tung phấn, phun râu. Dòng bố và dòng mẹ sinh trưởng phát triển tốt, cây đồng đều về các chỉ tiêu nông học cho thấy độ thuần của dòng cao, dòng bố tung phấn trùng khớp với dòng mẹ phun râu, lượng hạt phấn dòng bố nhiều, thời gian tung phấn kéo dài.

Trước đó, dự án đã được tiến hành kiểm định đồng ruộng 1 lần vào giai đoạn cây xoắn nõn, ruộng sản xuất hạt lai đạt chất lượng theo QCVN01-53:2011/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia kiểm định.

Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng cùng với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Nông nghiệp ADI phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng mô hình sản xuất giống ngô nếp lai VNUA141 tại 3 huyện Gia Lâm, Hoài Đức và Đông Anh. Tổng diện tích các mô hình vụ Đông năm 2020 là 15 ha.

Dự án đã liên kết với một số thương lái, đặc biệt là liên kết với Công ty Cổ phần Rượu truyền thống - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội tiến hành thu mua sản phẩm của các mô hình (bắp tươi vào giai đoạn chín sữa). Đồng thời, dự án còn phối hợp với các đơn vị địa phương tổ chức 4 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 và sản xuất thương phẩm giống ngô nếp tím VNUA141 cho 150 người là nghiên cứu viên, cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình của dự án.

Từ kết quả tham quan, đánh giá đồng ruộng sản xuất hạt lai F1, mô hình sản xuất thử và tiêu thụ giống ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA141 vụ Đông năm 2020 đảm bảo về quy mô diện tích. Kết quả cho thấy: dòng mẹ N46 trong sản xuất hạt lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, độ thuần đồng ruộng cao, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại phổ biến, khả năng kết hạt cao, dự kiến năng suất hạt lai đạt khoảng trên 1,55 tấn/ha. 

Ruộng sản xuất và tiêu thụ giống ngô nếp lai VNUA141 sinh trưởng phát triển tốt, thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch khoảng 72 ngày, giống nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại như sâu đục thân, rệp cờ, bệnh đốm lá, gỉ sắt; tiềm năng năng suất cao khoảng từ 12,5-13,5 tấn/ha; chất lượng ăn tươi ngọt, mỏng vỏ, giàu anthocyanin.

Theo đó, giống ngô nếp tím VNUA141 có thời gian thu hoạch bắp tươi ngắn hơn đối chứng Fancy111. Đồng thời mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt và sâu đục thân của VNUA141 thấp hơn đối chứng Fancy111.

Theo chủ nhiệm đề tài,  giống ngô này có ưu điểm chọn tạo được nguồn hạt giống và do được chọn tạo ở trong nước nên giá hạt giống thấp hơn so với các giống nhập nội khác; từ đó giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. 

So với các giống ngô nhập nội khác thì giống ngô nếp trắng VNUA69 có năng suất cao hơn khoảng 5-12%. Một ưu điểm lớn nữa của hai giống ngô này là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh hại và bệnh gỉ sắt tốt hơn các giống ngô khác.

Xu hướng phát triển cây ngô trên thế giới có những thay đổi đáng chú ý. Giai đoạn 1990 đến 2000 chủ yếu là các nghiên cứu chọn tạo các giống lai không qui ước, trong đó giống LS8, BL8 đã có đóng góp vào sản xuất ở những năm đó.

Từ năm 2000 đến nay, các nghiên cứu về giống, kỹ thuật tập trung hoàn toàn vào các giống lai qui ước. Các giống ngô lai đơn V98-1, V98-2, V118, VN25-99 và MN-1 đã được công nhận và tham gia vào sản xuất với kết quả khả quan.

Công nghệ sinh học cũng đã và đang được áp dụng triển khai trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống lai. Giống ngô nếp tím lai VNUA141 là một trong những sản phẩm của các nhà khoa học. Sản phẩm đã từng bước được ứng dụng ra đời sống với sẵn sàng  đón nhận của các nhà sản xuất, chế biến. 

Trong vòng 4 năm gần đây, Việt Nam nhập siêu lượng ngô tăng liên tục từ 1,6 triệu tấn (năm 2011) lên đến 2,26 triệu tấn (năm 2013) và đến 15/11/2014 đã nhập 3,875 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu từ 326,3 triệu đô la (năm 2011) và 1.002,1 triệu đô la (năm 2014) (AGROINFO, 2014; Tổng cục Hải quan, 2014) để đáp ứng nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi (6,4-7 triệu tấn/năm, chiếm 90%) (MARD, 2014) vì lượng cung ngô từ sản xuất nội địa không đáp ứng đủ (4,8-5,2 triệu tấn/năm).

Chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam hướng đến năm 2020 là sản xuất ngô (ngô lai) trong nước để giảm dần và tiến đến thay thế lượng ngô nhập khẩu dựa vào việc tăng diện tích trồng ngô từ 1,1 triệu ha hiện nay lên 1,4-1,5 triệu ha trong những năm tới (AGROINFO, 2014) ở những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL.

N. Huyền 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !