Nhà hàng bị 'bỏ bom' 150 mâm ở Điện Biên: Cách nào đòi tiền người đặt cỗ?

Vụ việc nhà hàng ở TP Điện Biên bị "bỏ bom" 150 mâm cỗ cưới đã được cơ quan công an vào cuộc xác minh, điều tra. Khi vụ việc được chia sẻ và lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người khuyên chủ hàng nên kiện bên đặt cỗ.

Ngày 30/9, trên mạng xã hội xôn xao về việc một nhà hàng ở Điện Biên bị "bỏ bom" 150 mâm cỗ. Vào thời điểm đó, cộng đồng mạng đã hô hào nhau "giải cứu" bằng cách mua cỗ về ăn.

Theo tìm hiểu, nhà hàng bị "bỏ bom" cỗ cưới là nhà hàng Tâm Phúc (số nhà 29, Tổ 9, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ).

{keywords}
Cỗ đã bầy ra nhưng không ai đến nhận.

Ông Vũ Thế Long (34 tuổi) – chủ nhà hàng Tâm Phúc bày tỏ, suốt 17 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên ông bị khách "bỏ bom" 150 mâm cỗ và công dựng phông bạt tổ chức lễ với với chi phí hơn 100 triệu đồng.

Theo lời kể của ông Long, ngày 24/9 một người khách từng nhiều lần đến nhà hàng của gia đình ở xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã đặt 150 mâm cỗ cưới với giá 1,3 triệu đồng/mâm và thuê nhà hàng chuẩn bị toàn bộ phông rạp, loa đài... Buổi tiệc cưới dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 11h ngày 30/9.

"Ban đầu gia đình nhà trai bảo sẽ đặt cọc trước cho nhà hàng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, bố chú rể khất lần. Do người đặt cỗ là khách quen nên nhà hàng vẫn tổ chức. Họ còn nói nhà gái cũng đặt cỗ và sẽ tới làm việc trực tiếp nhưng cũng không thấy đến. Tuy nhiên, qua giờ tiệc mà không có một người khách nào tới. Khi nhà hàng gọi điện thì nhà trai bảo lùi lịch ăn cỗ sang chiều nhưng vẫn không có ai đến", ông Long cho hay.

Khi biết mình bị khách "bỏ bom" số cỗ, ông Long đã trình báo UBND phường và Công an phường Mường Thanh. Nhiều người hàng xóm biết tin cũng đã kêu gọi “giải cứu” số cỗ trên giúp nhà hàng.

{keywords}
Người dân giải cứu cỗ bị bỏ "bom". (Ảnh người dân cung cấp)

Trưa 1/10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch UBND phường Mường Thanh (TP Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết cơ quan chức năng đã tiếp nhận thông tin trình báo của nhà hàng Tâm Phúc về việc bị "bỏ bom" 150 mâm cỗ cùng chi phí trang trí, phục vụ khu vực tổ chức lễ cưới.

Theo ông Tùng, đó mới là trình báo của chủ nhà hàng, còn sự việc cụ thể như thế nào, Công an phường Mường Thanh và Công an TP Điện Biên đang vào cuộc xác minh làm rõ.

Luật sư Nguyễn Thị Hường (VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội) nhận định đây là vụ việc hy hữu xảy ra trong giao dịch dân sự. Tình trạng đặt hàng nhưng không lấy hàng đã xảy ra khá nhiều, nhưng việc đặt cỗ cưới mà không nhận thì cũng hiếm khi xảy ra.

{keywords}
Thực đơn của cỗ cưới bị "bom".

Nói về vụ việc này ở phương diện pháp luật, luật sư Hường phân tích: "Do tin tưởng, quen biết nên chủ nhà hàng đã chủ quan thỏa thuận miệng, không lập hợp đồng và không nhận đặt cọc tiền làm cỗ cưới nên thiệt hại xảy ra khi "ế 150 mâm cỗ" là rất lớn. Đây cũng là bài học cảnh báo người dân trong việc giao kết hợp đồng dân sự, phải tìm hiểu kỹ đối tác, lập văn bản và phải có biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (đặt cọc) đối với giao dịch có giá trị lớn.

Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do vậy, hợp đồng đặt cỗ cưới vẫn có giá trị pháp lý, hai bên phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng.

Khi thực hiện việc giao dịch việc đặt hàng đó có nghĩa là hai bên đã thỏa thuận với nhau về hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản cụ thể.

Nếu đã đặt hàng nhưng không thực hiện việc thanh toán và nhận hàng đã đặt thì theo pháp luật dân sự, người đặt hàng đó đã vi phạm quy định về nghĩa vụ của hợp đồng. Theo quy định pháp luật hiện hành, bên đặt hàng sẽ phải buộc thực hiện việc nhận và thanh toán như đã thỏa thuận.

Ngoài ra, bên đặt hàng còn phải chịu thêm chi phí bảo quản và vận chuyển phát sinh nếu có. Nếu chậm thực hiện việc nhận hàng mà hàng hóa có hư hỏng thì bên nhận hàng cũng phải chịu các chi phí phát sinh nếu có.

Do đó, nếu chủ nhà hàng và khách không thỏa thuận được về việc thanh toán tiền theo hợp đồng thì có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân để giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự và buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm. Trách nhiệm chậm thanh toán tiền do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự”.

Sông Yên

Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa

Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.

Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày

Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.

Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội

Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.

Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp

Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình

Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Núi rác tồn tại hàng chục năm ở Vĩnh Phúc gây ô nhiễm môi trường

Bãi rác núi Bông đi vào hoạt động năm 1999, lượng rác được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại đây. Hiện tình trạng ô nhiễm hết sức nặng nề.

Chuyện chưa kể về 'cây tử thần' trăm tuổi vừa bị cháy ở TP.HCM

Cây củ chi đại thụ, quý hiếm nhất của vùng Củ Chi vừa bị cháy khiến người dân vô cùng tiếc nuối.

Đang cập nhật dữ liệu !