Nguy cơ vỡ Quy hoạch điện VII vì thiếu 180.000 tỷ đồng

Nhiều công trình dự án điện trọng điểm trong quy hoạch điện VI “lỗi hẹn” là do thiếu vốn, và điểm nghẽn này vẫn khó giải quyết trong quá trình thực hiện tổng sơ đồ quy hoạch điện VII.

Nguy cơ vỡ Quy hoạch điện VII vì thiếu 180.000 tỷ đồng

Tại buổi tọa đàm trực tuyến Triển khai Quy hoạch điện VII và những giải pháp cần tháo gỡ sáng 28/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, chừng nào chính sách giá điện chưa được cải thiện, chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư (NĐT) thì chừng đó bài toán vốn cho ngành điện vẫn còn “vướng”.

Bài ca... thiếu vốn

Những bài học "nhãn tiền" từ phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI) đã cho thấy, thiếu vốn và chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, rồi chuyện hiệu quả đầu tư nguồn điện, năng lực nhà thầu... nếu không được giải quyết triệt để thì nguy cơ "vỡ" Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là quy hoạch điện VII) là hiện hữu.

N guy cơ vỡ Quy hoạch điện VII thiếu 180.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng (thứ 2 từ trái sang): Vốn vẫn là nút thắt trong quy hoạch điện VII

Sau hơn một năm rưỡi thực hiện quy hoạch điện VII, “đại gia” trong ngành điện và cũng là "khổ chủ" của nhiều dự án điện và trong quy hoạch điện VII, là EVN cũng phải thừa nhận, vốn vẫn là vấn đề nan giải nhất với tập đoàn này. Đến nay EVN mới đưa vào vận hành được 27% công suất điện giai đoạn 2011 – 2015. Riêng trong giai đoạn chuyển tiếp 2011 – 2015, nhu cầu vốn cho đầu tư là hơn 500.000 tỷ đồng, nhưng hiện mới thu xếp được 315.000 tỷ đồng, khoảng hơn 62% nhu cầu vốn. Số vốn còn thiếu hiện tại 180.000 tỷ đồng đang được EVN tìm cách "xoay xở".

Theo EVN, số vốn chưa thu xếp được chủ yếu là cho các công trình trọng điểm cung cấp điện cho miền Nam như dự án Mỹ Tân 4, Duyên Hải 3 mở rộng, Ô Môn 3, 4. Hiện tập đoàn đang đàm phán vay vốn ADB, JICA, đồng thời kiến nghị Chính phủ thu xếp nguồn vốn trong nước.

Bàn về vấn đề vốn cho các dự án điện, ông Phan Ngọc Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính thẳng thắn chỉ ra 4 điểm yếu trong thực hiện quy hoạch điện VI. Các dự án thủy điện các DN chủ yếu là các dự án quy mô lớn, thời gian đầu tư dài. Các NĐT có tiềm lực vốn không lớn lắm, việc chủ động vốn vào các dự án không tốt.

Thứ 2, thông thường vốn phải huy động vào các dự án chiếm 70-80% dự án mà vốn chủ sở hữu chỉ 20-30% nên các nhà cung ứng vốn trong nước khó đáp ứng, kể cả thu xếp với đối tác nước ngoài cũng cần điều kiện và thời gian nhất định.

Thứ 3, là công tác quản lý tín dụng có ràng buộc nhất định thì mới huy động được vốn: NĐT phải đảm bảo vốn chủ sở hữu bao nhiêu, các TCTD chỉ được cho vay không quá 150% vốn điều lệ; NĐT phải có tài chính lành mạnh (vốn chủ sở hữu/dư nợ vay phải dưới 3 lần).

Ngoài ra, ngay trong cân đối hàng năm cả quy hoạch vẫn trông chờ vốn bên ngoài lớn, phía Việt Nam chỉ chủ động được 70-80%, nên nguyên nhân chậm tiến độ vẫn là do thiếu vốn.

Đối với EVN, vướng nhất hiện nay là phần thu xếp vốn cho các hợp đồng EPC, ông Thành cho hay, đã tìm ra giải pháp, đó là buộc các nhà thầu EPC phải tự thu xếp vốn qua phương thức PCA (đàm phán với ngân hàng của nước có nhà thầu cung cấp hợp đồng cho vay vốn để thực hiện công trình). Giải pháp này phần nào giúp EVN đỡ một phần gánh nặng về vốn, nhưng về lâu dài vẫn cần giải pháp căn cơ hơn.

Tháo "nút thắt" bằng giá điện

Dù bài toán vốn đã được nhìn nhận khá rõ từ khi thực hiện quy hoạch điện VI, nhưng với quy hoạch điện VII, ông Quang khẳng định "chắc chắn thiếu vốn vẫn sẽ xảy ra". Theo lý giải của vị đại diện Bộ Tài chính, thì số vốn cần cho các dự án triển khai trong tổng sơ đồ VII là con số không hề nhỏ, nhưng ngay bản thân EVN – nhà đầu tư lớn nhất tham gia quy hoạch điện VII mới chỉ cân đối được số vốn ban đầu khoảng 60-70%. Hay Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa phải làm than, điện nên nguồn vốn chủ sở hữu cũng không quá dồi dào.

N guy cơ vỡ Quy hoạch điện VII thiếu 180.000 tỷ đồng

Giai đoạn 2011-2015 EVN còn thiếu 180.000 tỷ đồng tiền vốn

Ngay khi đã "điểm mặt chỉ tên" được điểm nghẽn khiến quy hoạch VI "phá sản", nhưng xem ra điều này cũng khó giải quyết được khi thực hiện quy hoạch điện VII.

Đúng là, mỗi năm, ngành điện cần tới hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển các công trình nguồn, lưới... Và thiếu vốn là câu chuyện có thật. Nhưng với hàng chục dự án đã đủ vốn thì việc chậm tiến độ, kém hiệu quả sẽ được lý giải như thế nào?

Và, một lần nữa câu chuyện thiếu vốn lại loanh quanh và được dẫn giải tới vấn đề giá điện Việt Nam quá thấp và cần phải tăng giá. "Nhu cầu vốn cho các dự án điện trong 10 năm tới rất lớn. Khó khăn về vốn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tiến độ dự án điện" – Thứ trưởng Vượng khẳng định.

Các giải pháp hiện thời không thể giải quyết tất cả khó khăn vốn hiện nay, mà chính vẫn phải giải quyết thông qua giá điện. "Một khi giá điện phù hợp đảm bảo NĐT ngành điện có lãi hợp lý thì các dự án đủ sức hút đầu tư đối với các NĐT trong ngoài nước. Chính sách giá điện hợp lý thì khó khăn vốn lâu dài giải quyết được, giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng" – lãnh đạo Bộ Công thương bày tỏ.

Theo phê duyệt và lộ trình điều chỉnh giá điện thì từ nay đến năm 2020, giá điện sẽ được điều chỉnh lên 8-9 cent/kWh nhằm thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện.

Việc tiến tới một khung giá điện mang tính thị trường của Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá rất cao và xem đây là giải pháp thu hút đầu tư ở quy hoạch điện VII và giải quyết tận gốc bài toán thiếu điện.

Thu Hoài

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.