Người trẻ đau đầu dai dẳng, đánh trống ngực liên hồi cần nghĩ ngay đến căn bệnh cực kỳ nguy hiểm tưởng chỉ gặp ở người già

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo, người trẻ có dấu hiệu bất thường dù nhỏ nhất như đau đầu, đánh trống ngực liên hồi, nôn ói cần phải đến viện sớm.

Độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa, trung bình tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng các ca đột quỵ.

Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. 

Thông tin từ Bệnh viện Đà Nẵng cho biết trong hơn 1 tuần qua liên tục tiếp nhận các ca đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ (25-43 tuổi) đã mắc với các bệnh lý phình mạch não, dị dạng động tĩnh mạch não gây xuất huyết não.

Đó là trường hợp T.T.N.L (38 tuổi, quê Quảng Ngãi) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu đột ngột, dữ dội, ói mửa, tri giác lơ mơ, yếu liệt tay chân...

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Ngay khi tiếp nhận cấp cứu, bệnh nhân được chỉ định chụp CT sọ não, phát hiện xuất huyết não nhiều ở bán cầu não trái. Chụp cắt lớp mạch máu CTA đã phát hiện dị dạng động tĩnh mạch não vùng thái dương đỉnh trái (là vùng não chức năng về vận động tay chân cho nửa người bên phải và là vùng não chức năng chi phối khả năng ngôn ngữ, diễn đạt, tư duy).

Lập tức bệnh nhân được chuyển phẫu thuật bóc tách lấy toàn bộ búi dị dạng bằng kính vi phẫu suốt gần 6 giờ đồng hồ. Nhờ được xử lý kịp thời nên sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tiên liệu các chức năng phục hồi tốt.

Một trường hợp khác cũng vào Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu ngay sau đó là T.T.N (39 tuổi, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng), trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.

Khi chụp CT sọ não phát hiện bất thường mạch máu não gây vỡ mạch máu, xuất huyết não. Tiếp tục chụp CTA phát hiện túi phình động mạch cảnh trong trái đoạn mấu giường, là đoạn phẫu thuật khó tiếp cận.

Bệnh nhân nhanh chóng được hội chẩn đánh giá tình trạng và nguy cơ, đi đến quyết định phẫu thuật kẹp cổ túi phình vi phẫu thành công.

BS An Trí Dũng (Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng), cho biết, các ca phình mạch não hay dị dạng mạch máu não thường khó xác định nguyên nhân cũng như nhóm tuổi. Nếu phát hiện nguy cơ và được tầm soát trước đó để xác định điểm dị dạng mạch não, hay các vấn đề huyết áp, tim mạch khác thì cũng có thể ngăn chặn…

Tuy nhiên, BS Trí Dũng nhấn mạnh, nhiều người hay đau đầu, cứ nghĩ mình rối loạn tiền đình hay thiếu máu não, dẫn đến điều trị không đúng cách, không dứt bệnh.

“Những trường hợp phình mạch não thường bắt đầu với những triệu chứng như vậy, và 80% những ca phình mạch não đến viện trong tình trạng đã vỡ. Lẽ ra bệnh nhân cần được khám, tầm soát chuyên khoa, tiến hành chụp chiếu để phát hiện bệnh”, BS Dũng chia sẻ.

Cũng theo BS Dũng, vị trí vỡ xuất huyết gây đột quỵ não, khiến bệnh nhân thấy đau đầu đột ngột, dữ dội, chóng mặt, ói mửa, nhiều trường hợp uống thuốc giảm đau không tác dụng… Thường chỉ 20% là được tầm soát (chụp CT mạch não, chụp MRI mạch não đánh giá các nguy cơ từ những vị trí đau đầu) lúc chưa vỡ.

Tại Khoa Đột quỵ - Bệnh viện Đà Nẵng, BS Dương Quang Hải, Phó trưởng khoa Đột quỵ, cho biết trong hơn 50 ca đột quỵ đang điều trị thì có 1/5 là xuất huyết não và nhiều ca là người dưới 45 tuổi.

Tương tự tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, theo thống kê khoảng 10% ca nhập viện là bệnh nhân trẻ (dưới 44 tuổi), thậm chí có ca mới chỉ 14 tuổi. 

Thống kê tại Bệnh viện Việt Đức, khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi, với mức tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội cho biết, khác với người lớn tuổi, đột quỵ thường do tình trạng xơ vữa, hẹp mạch máu não hoặc tăng huyết áp, đột quỵ ở người trẻ thường xảy ra đột ngột và có căn nguyên khác biệt.

Theo đó, nguyên nhân người trẻ bị đột quỵ có thể do do dị dạng mạch máu não - là các bất thường về giải phẫu của mạch máu não - như phình động mạch não, thông động tĩnh mạch, u mạch, bệnh Moya moya.

Nguyên nhân tiếp theo là do người trẻ mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim gây hình thành huyết khối trong các buồng tim, bệnh lý về đông máu (thường là các biểu hiện tăng đông do thiếu các yếu tố như Protein S, Protein C và Antithrombin III.

“Và cũng có trường hợp người trẻ bị đột quỵ là do các bệnh lý tăng đông mắc phải hoặc bệnh nhân có gene gây tình trạng tăng đông máu”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Ông cho rằng có những trường hợp có biểu hiện khởi phát ban đầu bằng những cơn đau đầu dữ dội, nôn, gáy cứng, nhìn mờ, đi vệ sinh không tự chủ, hoặc cá biệt có bệnh nhân mất ý thức, hôn mê ngay từ đầu.

“Khi có các biểu hiện trên, người bệnh và gia đình cần bình tĩnh, gọi ngay cấp cứu 115 hoặc bệnh viện gần nhất có khả năng điều trị tai biến mạch máu não, vận chuyển người bệnh an toàn và sớm nhất có thể.

Không tự ý dùng các mẹo dân gian như cạo gió, chích máu 10 đầu ngón tay, một số loại thuốc đột quỵ truyền miệng hoặc được quảng cáo”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh. 

Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Do đó, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, dự phòng đột quỵ ở người trẻ bằng các biện pháp chung là kiểm soát các bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh van tim; thay đổi lối sống bằng bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, bia; tăng cường vận động thể thao; tránh bị lạnh đột ngột và căng thẳng.

Những người có nguy cơ cao như đau đầu dai dẳng, huyết áp dao động, tiền sử gia đình nhiều người đột quỵ có thể làm thêm các thăm khám chuyên khoa thần kinh, tim mạch, chụp phim sọ não - mạch não nhằm phát hiện các dị dạng mạch máu não chưa có triệu chứng.

Nếu có dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất như đau đầu khác thường, đánh trống ngực liên hồi hay đơn giản là huyết áp tăng, bạn cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

N. Huyền 

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !