Người thổi hồn vào lụa
Anh Đỗ Văn Hiển, nguyên Phó chủ nhiệm hợp tác xã Lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đến nay vẫn là người duy nhất của làng lụa Vạn Phúc có thể làm tất cả công việc của người thợ thiết kế, từ vẽ cho đến đục bìa hoa văn giúp cho mỗi tấm lụa Hà Đông ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình và có sức vươn xa hơn.
PV: Xin chào anh! Kkhông ngờ ngoài xưởng dệt lụa anh lại còn có một cửa hàng bán điện thoại di động nữa. Anh cho biết đôi chút về bản thân cũng như những gì anh đóng góp cho làng lụa Vạn Phúc?
Anh Đỗ Văn Hiển: Ồ! tôi mở cửa hàng này để làm thêm thôi, còn nói về đóng góp cho nghề lụa ư? Mặc dù cũng gắn bó hơn 20 năm với nó nhưng đóng góp cho nghề thì có thấm vào đâu. Với trình độ hết lớp 12 như tôi thì anh bảo làm gì có đủ khả năng để làm nên một việc lớn. Thôi thì sức đến đâu ta làm đến đó, tôi cũng chỉ gọi là làm hết khả năng của mình để vừa làm giàu cho gia đình và góp phần nào đó cho làng nghề.
PV: Được biết sau khi anh cho ra đời sáng kiến thiết kế mẫu hoa văn cho lụa và đưa vào sử dụng ở làng nghề đã tạo ra “cuộc cách mạng” bằng phần mềm trong xử lý hoa văn trên lụa. Anh có thể chia sẻ về cơ duyên đến với sáng kiến này được không?
Anh Đỗ Văn Hiển: Từ khi biết làm nghề lụa thấy các công đoạn làm ra một tấm lụa tốn nhiều thời gian quá, nhất là công đoạn làm hoa văn trên lụa. Từ đó tôi mày mò nghiên cứu một số cách làm như đem những tờ giấy đã kẻ sẵn hoa văn đi photo, scan lên máy tính. Lúc đầu là khổ giấy A4 rồi dần dần có máy khổ A0 để làm cơ sở thiết kế hoa văn trên lụa. Rồi trong một lần đi ngang qua cửa hàng thiết kế thiệp mời đám cưới (ở gần bách hóa Hà Đông cũ), nhìn những mẫu hoa văn in nổi trên những tấm thiệp, một ý tưởng chợt loé lên trong đầu và tôi tự hỏi: "Tại sao mình lại không làm như họ?". Thế là tôi bắt đầu tìm kiếm và tự học các phần mềm đồ hoạ vi tính. Từ năm 1997 đến năm 2000 thì tôi thành thạo việc thiết kế mẫu hoa văn trên mấy tính bằng phần mềm Corel Draw nhờ người em và những người bạn chỉ dạy.
PV: Anh có thể nói sơ bộ quy trình trong sử dụng phần mềm và việc tiết kiệm về thời gian, ngày công lao động trong thiết kế hoa văn trên lụa như thế nào?
Anh Đỗ Văn Hiển: Trước kia, để có một tấm lụa có hoa văn, đầu tiên phải tạo ra một tấm bìa mà làm bìa thì không hề đơn giản. Các bậc tiền nhân phải ngồi tỉ mẩn kẻ hàng ngàn ô carô nhỏ li ti trên một tờ giấy, mỗi ô tương ứng với một hoạ tiết. Họ phải kẻ hàng trăm tờ giấy như thế. Chỉ riêng công việc này đã mất hơn 2 tuần lễ. Sau đó là vẽ hoạ tiết, chấm tổ chức nền rồi cho ra máy đục thủ công, đục từng ô một. Cách làm này thường mất nhiều thời gian mà sản phẩm thu được nhiều khi lại không theo ý muốn, do lỗi trong quá trình làm thủ công là rất cao. Nhưng bây giờ vẽ trên máy vi tính bằng phần mềm đồ họa Corel Draw có thể chỉnh sửa đến từng dấu chấm nhỏ, khi vẽ xong mình in ngay ra giấy để kiểm tra sai sót, chỗ nào sai sửa ngay, chính vì vậy mà tiết kiệm rất nhiều công đoạn và độ chính xác tuyệt đối. Thời gian làm tấm bìa rút ngắn, từ 30 ngày xuống còn 3 ngày. Nhờ vậy sáng kiến này được bà con tin dùng ngay.
PV: Ngoài sáng kiến này anh đã có những sáng kiến gì cho nghề lụa của làng mình?
Anh Đỗ Văn Hiển: Cách đây hơn 3 năm trước, tôi đã cùng Viện Dệt may Việt Nam thực hiện đề tài "Máy đục bìa tự động". Bởi vì sau khi có sáng kiến thiết kế hoa văn trên lụa, Viện Dệt may đã tìm đến tôi để hợp tác thực hiện đề tài này. Viện đảm nhiệm viết phần mềm, tôi làm phần cứng sau đó kết hợp lại để làm nên chiếc máy đục bìa tự động. Sau khi chiếc máy hoàn thiện thì những sai sót trong quá trình đục được giảm đi rất nhiều, lại tiết kiệm được thời gian và công sức. Nhưng làm xong đề tài, họ lại "khuân" cái máy đó về Viện trưng bày, vì bản thân tôi không đủ tiền mua nó với giá gần 200 triệu đồng. Thế nên bây giờ tôi vẫn phải đục bìa bằng máy thủ công.
PV: Là người có thâm niên trong làng nghề, anh có mơ ước hoặc đề xuất gì cho làng lụa quê mình?
Anh Đỗ Văn Hiển: Cha tôi là một nghệ nhân thiết kế có tiếng trong làng, nên ngay từ nhỏ tôi đã rất say mê với công việc thiết kế. Tôi có mong muốn khôi phục công nghệ dệt gấm truyền thống mà cho đến nay chưa ai làm được. Vì việc dệt gấm yêu cầu cao hơn dệt lụa, nguyên liệu đắt hơn lại khó tìm, quá trình dệt phải làm thủ công hoàn toàn, đòi hỏi công sức lớn, chi phí cao. Điều day dứt nhất đối với tôi bây giờ là việc lớp trẻ không mấy mặn mà với nghề của ông cha nữa. Con trai tôi đang học lớp 10 nhưng xem ra nó cũng sẽ không theo nghề thiết kế. Tìm được một người có tài và có tâm với nghề này khó lắm! Điều mơ ước của tôi là mong muốn lụa quê mình ngày càng bay xa hơn nữa.
PV: Với những đóng góp của mình cho làng nghề anh có mong muốn được phong tặng danh hiệu nghệ nhân không?
Anh Đỗ Văn Hiển: Tôi không dám nhận mình là nghệ nhân vì trong làng có rất nhiều nghệ nhân thực thụ. Tuy họ vẽ bằng tay nhưng mẫu hoa văn tinh xảo, kỹ thuật rất cao. Với tôi được ngắm nhìn những mẫu hoa văn do mình tạo ra ở các cửa hàng lụa là tôi thấy vui và hạnh phúc rồi. Người dân làng lụa biết tới Hiển đục bìa thiết kế hoa văn là đủ.
PV: Được biết sau khi anh cho ra đời sáng kiến thiết kế mẫu hoa văn cho lụa và đưa vào sử dụng ở làng nghề đã tạo ra “cuộc cách mạng” bằng phần mềm trong xử lý hoa văn trên lụa. Anh có thể chia sẻ về cơ duyên đến với sáng kiến này được không?
Anh Đỗ Văn Hiển: Từ khi biết làm nghề lụa thấy các công đoạn làm ra một tấm lụa tốn nhiều thời gian quá, nhất là công đoạn làm hoa văn trên lụa. Từ đó tôi mày mò nghiên cứu một số cách làm như đem những tờ giấy đã kẻ sẵn hoa văn đi photo, scan lên máy tính. Lúc đầu là khổ giấy A4 rồi dần dần có máy khổ A0 để làm cơ sở thiết kế hoa văn trên lụa. Rồi trong một lần đi ngang qua cửa hàng thiết kế thiệp mời đám cưới (ở gần bách hóa Hà Đông cũ), nhìn những mẫu hoa văn in nổi trên những tấm thiệp, một ý tưởng chợt loé lên trong đầu và tôi tự hỏi: "Tại sao mình lại không làm như họ?". Thế là tôi bắt đầu tìm kiếm và tự học các phần mềm đồ hoạ vi tính. Từ năm 1997 đến năm 2000 thì tôi thành thạo việc thiết kế mẫu hoa văn trên mấy tính bằng phần mềm Corel Draw nhờ người em và những người bạn chỉ dạy.
PV: Anh có thể nói sơ bộ quy trình trong sử dụng phần mềm và việc tiết kiệm về thời gian, ngày công lao động trong thiết kế hoa văn trên lụa như thế nào?
Anh Đỗ Văn Hiển: Trước kia, để có một tấm lụa có hoa văn, đầu tiên phải tạo ra một tấm bìa mà làm bìa thì không hề đơn giản. Các bậc tiền nhân phải ngồi tỉ mẩn kẻ hàng ngàn ô carô nhỏ li ti trên một tờ giấy, mỗi ô tương ứng với một hoạ tiết. Họ phải kẻ hàng trăm tờ giấy như thế. Chỉ riêng công việc này đã mất hơn 2 tuần lễ. Sau đó là vẽ hoạ tiết, chấm tổ chức nền rồi cho ra máy đục thủ công, đục từng ô một. Cách làm này thường mất nhiều thời gian mà sản phẩm thu được nhiều khi lại không theo ý muốn, do lỗi trong quá trình làm thủ công là rất cao. Nhưng bây giờ vẽ trên máy vi tính bằng phần mềm đồ họa Corel Draw có thể chỉnh sửa đến từng dấu chấm nhỏ, khi vẽ xong mình in ngay ra giấy để kiểm tra sai sót, chỗ nào sai sửa ngay, chính vì vậy mà tiết kiệm rất nhiều công đoạn và độ chính xác tuyệt đối. Thời gian làm tấm bìa rút ngắn, từ 30 ngày xuống còn 3 ngày. Nhờ vậy sáng kiến này được bà con tin dùng ngay.
PV: Ngoài sáng kiến này anh đã có những sáng kiến gì cho nghề lụa của làng mình?
Anh Đỗ Văn Hiển: Cách đây hơn 3 năm trước, tôi đã cùng Viện Dệt may Việt Nam thực hiện đề tài "Máy đục bìa tự động". Bởi vì sau khi có sáng kiến thiết kế hoa văn trên lụa, Viện Dệt may đã tìm đến tôi để hợp tác thực hiện đề tài này. Viện đảm nhiệm viết phần mềm, tôi làm phần cứng sau đó kết hợp lại để làm nên chiếc máy đục bìa tự động. Sau khi chiếc máy hoàn thiện thì những sai sót trong quá trình đục được giảm đi rất nhiều, lại tiết kiệm được thời gian và công sức. Nhưng làm xong đề tài, họ lại "khuân" cái máy đó về Viện trưng bày, vì bản thân tôi không đủ tiền mua nó với giá gần 200 triệu đồng. Thế nên bây giờ tôi vẫn phải đục bìa bằng máy thủ công.
PV: Là người có thâm niên trong làng nghề, anh có mơ ước hoặc đề xuất gì cho làng lụa quê mình?
Anh Đỗ Văn Hiển: Cha tôi là một nghệ nhân thiết kế có tiếng trong làng, nên ngay từ nhỏ tôi đã rất say mê với công việc thiết kế. Tôi có mong muốn khôi phục công nghệ dệt gấm truyền thống mà cho đến nay chưa ai làm được. Vì việc dệt gấm yêu cầu cao hơn dệt lụa, nguyên liệu đắt hơn lại khó tìm, quá trình dệt phải làm thủ công hoàn toàn, đòi hỏi công sức lớn, chi phí cao. Điều day dứt nhất đối với tôi bây giờ là việc lớp trẻ không mấy mặn mà với nghề của ông cha nữa. Con trai tôi đang học lớp 10 nhưng xem ra nó cũng sẽ không theo nghề thiết kế. Tìm được một người có tài và có tâm với nghề này khó lắm! Điều mơ ước của tôi là mong muốn lụa quê mình ngày càng bay xa hơn nữa.
PV: Với những đóng góp của mình cho làng nghề anh có mong muốn được phong tặng danh hiệu nghệ nhân không?
Anh Đỗ Văn Hiển: Tôi không dám nhận mình là nghệ nhân vì trong làng có rất nhiều nghệ nhân thực thụ. Tuy họ vẽ bằng tay nhưng mẫu hoa văn tinh xảo, kỹ thuật rất cao. Với tôi được ngắm nhìn những mẫu hoa văn do mình tạo ra ở các cửa hàng lụa là tôi thấy vui và hạnh phúc rồi. Người dân làng lụa biết tới Hiển đục bìa thiết kế hoa văn là đủ.
Quang Tiến
Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).
Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'
Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO
Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.
Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em
Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).
Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN
Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.
Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.
Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện
Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.
Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng
Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.
Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023
Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.