Người phụ nữ Mỹ bán hết tài sản để giúp đỡ con nuôi
Năm 2010, Courtney Lalotra đến từ New Jersey, Mỹ lần đầu tiên đến Ấn Độ, nơi cô trở thành tình nguyện viên tại trại trẻ mồ côi ở một khu ổ chuột.
Tại đây những đứa trẻ Ấn Độ khiến cô cảm động đến nỗi cô quyết tâm đến quay lại vì chúng một lần nữa.
“Tôi nhớ khoảnh khắc khi tôi rời sân bay và đối mặt với cảnh nghèo đói đáng sợ: trẻ em và phụ nữ ôm con khóc, ăn xin trên đường phố. Tôi làm tình nguyện tại một trại trẻ mồ côi dành cho những bé trai và bé gái ở giữa khu ổ chuột. Ở đây, nỗi tuyệt vọng và vô vọng mạnh mẽ đến mức bạn có thể cảm nhận được”, Lalotra nhớ lại.
Lalotra làm tình nguyện viên trong khu ổ chuột Ấn Độ. (Ảnh: Instagram) |
Sau đó, Lalotra quyết định rằng cô sẽ trở lại Ấn Độ, và hơn thế nữa, cô sẽ ở lại đất nước này mãi mãi để giúp đỡ trẻ em. Sau khi bán tất cả tài sản, bao gồm cả chiếc xe hơi, cô thu về khoảng 15 nghìn USD. Với số tiền này, cô có thể thuê một nơi ở trong 6 tháng và mua những công cụ thiết yếu để chăm sóc những đứa trẻ ở Ấn Độ.
Kể từ đó, Lalotra trở thành mẹ của 11 người con nuôi và một người con ruột. Người con ruột của cô tên Adi. Trong thời gian sống ở Ấn Độ, Lalotra quen biết với anh Yogesh (người Ấn Độ). Năm 2014, họ tổ chức đám cưới và đến năm 2015 có con đầu lòng. Cả đại gia đình sống trong căn nhà ở Delhi.
Lalotra có 11 người con nuôi và một người con ruột. (Ảnh: Instagram) |
Cha mẹ của Lalotra ban đầu nghi ngờ tính đúng đắn của quyết định chuyển đến sống ở một nước xa lạ của cô, nhưng sau đó họ ủng hộ con gái và quyên góp một số tiền lương để giúp đỡ cô.
Trong thời gian đại dịch, Lalotra đã giúp hàng nghìn gia đình đối phó với khủng hoảng bằng cách thường xuyên mang cho họ đồ trẻ em và hàng tạp hóa. Cũng trong khoảng thời gian này, cô trở thành người giám hộ cho 4 đứa trẻ mồ côi khác.
Một gia đình lớn hiện đang sống ở Delhi. (Ảnh: Instagram) |
“Hàng trăm, nếu không muốn nói là có hàng nghìn trẻ em mồ côi ở Ấn Độ mỗi ngày, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch. Rất nhiều trẻ em trong nhà chúng tôi mồ côi hoàn toàn hoặc mồ côi cha hoặc mẹ và người thân của chúng không có khả năng chăm sóc cho chúng”, Lalotra chia sẻ.
Lalotra cho biết thêm, mặc dù đã sắp xếp được một chỗ ngồi trên chuyến bay cuối cùng để sang Mỹ thăm bố mẹ nhưng cô vẫn quyết định ở lại để giúp đỡ những người khó khăn.
Vì sao giá khí đốt ở châu Âu tăng kỷ lục?
Giá khí đốt tự nhiên trên thị trường châu Âu đã tăng gần mức cao nhất trong lịch sử, lần cuối cùng mức như vậy vào năm 2008.
Thanh Bình (lược dịch)