Vì sao giá khí đốt ở châu Âu tăng kỷ lục?
Giá khí đốt tự nhiên trên thị trường châu Âu đã tăng gần mức cao nhất trong lịch sử, lần cuối cùng mức như vậy vào năm 2008.
Điều này bị ảnh hưởng bởi nhu cầu tăng mạnh, được giải thích bởi cả yếu tố thời tiết và sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài thậm chí còn đổ lỗi cho tập đoàn Gazprom về tình trạng này, vì công ty độc quyền khí đốt của Nga không vội vàng tăng nguồn cung vượt quá nghĩa vụ.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến giá khí tăng sâu hơn phần lớn liên quan đến chính sách của châu Âu trong lĩnh vực này trong những năm gần đây, do đó hành động của bất kỳ nhà cung cấp nào trong điều kiện như vậy là điều dễ hiểu.
Giá khí đốt trên thị trường châu Âu tăng mạnh do nguồn cung toàn cầu trở nên khan hiếm. (Ảnh: Izvestia) |
Chỉ một tháng trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố một báo cáo trong đó không khuyến nghị đầu tư vào phát triển dầu khí. Việc phát hành bản đánh giá hóa ra là cực kỳ sai lầm - giá dầu lần đầu tiên trong hai năm vượt quá 75 USD/ thùng và khí đốt bắt đầu lên tới mức tối đa trong một thập kỷ ở hầu hết các khu vực trên hành tinh.
Trong dài hạn, nhu cầu về khí đốt có thể giảm hoặc ít nhất là chậm lại, mặc dù có rất nhiều nghi ngờ về điều này, nhưng trong ngắn hạn không có gì chắc chắn sẽ xảy ra. Ngược lại, việc loại bỏ than sẽ đòi hỏi sự thay thế nhanh chóng và hiệu quả của các loại nhiên liệu “bẩn” bằng các nhiên liệu “sạch”, vì phải mất nhiều năm để phát triển ngành năng lượng tái tạo. Do đó, diễn biến giá trên thị trường khí đốt thế giới không có gì đáng ngạc nhiên.
Giám đốc nghiên cứu của Vygon Consulting, Maria Belova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Izvestia: “Trước hết, đây là một mùa hè nóng nực, do tình hình dự trữ được bổ sung chậm trong các cơ sở, vốn đã cạn kiệt vào mùa đông lạnh giá 2020/2021. Ngoài ra, nguồn cung LNG cho châu Âu cũng giảm (kể từ tháng 3, nhập khẩu LNG sang châu Âu đã giảm từ 9,3 triệu tấn xuống còn 7,7 triệu tấn trong tháng 5)”.
Ông Marcel Salikhov, Giám đốc Viện Năng lượng và Tài chính Nga cho rằng: “Hiện tại, thị trường khí đốt châu Âu đã được tự do hóa, giá khí đốt được xác định tự do tại các trung tâm. Do đó, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến yếu tố cung cầu. Theo số liệu hoạt động từ các nhà khai thác truyền dẫn khí đốt, vào tháng 5/2021 nhu cầu cao hơn năm ngoái 17%. Năm tháng đầu năm 2021 vượt 17,6% so với nhu cầu năm 2020. Ít ai ngờ rằng nhu cầu lại tăng mạnh như vậy, kể cả các nhà nhập khẩu châu Âu.
Một yếu tố khác khiến giá khí đốt ở mức cao và sẽ còn cao trong một thời gian tới là vấn đề vận chuyển. LNG được vận chuyển bằng tàu chở dầu và không thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu container, điều gần như khiến thương mại toàn cầu rơi vào bế tắc vào đầu năm nay. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ ở đây. Theo Bloomberg, khả năng cao tắc đường ở Kênh đào Panama đó là lý do tại sao các tàu Mỹ đến châu Á đi qua Mũi Hảo vọng, khiến thời gian giao hàng kéo dài thêm một tuần hoặc hai và làm giảm đáng kể nguồn cung cho thị trường.
Trong báo cáo vừa công bố, World Bank dự báo giá khí tự nhiên sẽ duy trì quanh mức hiện tại từ nay tới cuối năm 2021, tức là giá trung bình sẽ tăng khoảng 1/3 so với năm 2020. Trong đó, giá LNG tại Châu Âu sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Những hình ảnh gây ‘sốc’ về mặt trái của con người trên hành tinh
Đô thị hoá đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục. Lịch sử của chúng cho thấy nhân loại đang phải trả giá cho những sai lầm của mình và không ít quốc gia đi sau vẫn rơi vào những “cái bẫy” mà nhiều nước mắc phải.
Thanh Bình (lược dịch)