Người Mỹ bị ‘sốc’ trước mức giá mới cho mọi thứ
Lạm phát ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang tăng vọt, người Mỹ và châu Âu đã không thấy điều này kể từ những năm 80. Theo RIA, đây là kết quả của các lệnh trừng phạt chống Nga.
Giá cả được kỳ vọng sẽ bớt tăng khi các nền kinh tế phục hồi từ đại dịch Covid-19 nhưng giá năng lượng, thực phẩm vẫn tăng, từ đó thúc đẩy lạm phát leo thang trên thế giới. (Ảnh: AP) |
Các biện pháp trừng phạt dẫn đến điều gì?
Theo Bộ Lao động Mỹ, vào tháng 3, tỷ lệ lạm phát ở nước này đã tăng tốc lên 8,5%, trong khi vào tháng 2 là 7,9%.
Xăng dầu đã tăng giá lên mức hơn 4 USD/gallon, kết quả là kéo theo chi phí vận chuyển tăng lên. Giá đồ ăn nhanh yêu thích của người Mỹ cũng đã tăng chóng mặt. Không xa là tiền điện và tiền thuê nhà, chiếm khoảng 1/3 tổng chi tiêu.
Tổng thống Biden cho biết, tất cả là về hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Ông Biden nói: “70% lạm phát là do ông Putin tăng giá xăng dầu”.
Tuy nhiên, Wall Street Journal ghi nhận, trên thực tế hàng hóa ở Mỹ đã tăng giá kể từ năm ngoái. Đổ lỗi cho Moscow sẽ có lợi hơn là đường lối chính trị của Mỹ. Theo Wall Street Journal, “chi tiêu liên bang quá mức và chính sách tiền tệ lỏng lẻo” là lý do gây ra lạm phát kỷ lục.
Để khắc phục hậu quả của cơn khủng hoảng, các cơ quan tài chính của các nước phát triển đã cho ra đời các nhà máy in tiền. Trong khi, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm tràn ngập nền kinh tế với hàng nghìn tỉ USD. Đồng thời, duy trì lãi suất cơ bản thấp gần bằng 0.
Fed nhấn mạnh trong năm qua rằng tỷ lệ lạm phát chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng thực tế, người dân Mỹ đã ngủ quên vào thời điểm cần phải kìm hãm sự phát triển. Sự chậm chạp của Fed đã ảnh hưởng nặng nề đến túi tiền của người Mỹ.
“Theo các cuộc thăm dò, chỉ có 6% đổ lỗi cho Tổng thống Putin. Phần lớn cho là chính sách của Tổng thống Mỹ dẫn tới lạm phát”, người dẫn chương trình Sean Hannity của kênh Fox News nói.
Lạm phát lan khắp thế giới
Theo các chuyên gia, Washington cũng đang gây áp lực buộc EU phải từ bỏ hydrocacbon từ Nga. Nhưng người châu Âu không vội vàng. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, cho biết một số quốc gia “phụ thuộc 100% vào dầu và khí đốt của Nga”.
Eurostat tính toán, giá cả ở châu Âu cũng đang tăng vọt. Tại 19 quốc gia, lạm phát đạt 7,5% trong tháng 3. Đặc biệt ở Lithuania, con số là 15,6%. Tại Đức là 7,3% đây là mức cao nhất trong vòng 40 năm.
Giá dầu thô thế giới liên tục leo thang trước xung đột Nga-Ukraine. (Ảnh: AP) |
Theo ông Artem Deev, trưởng bộ phận phân tích tại Amarkets, sự gia tăng giá cả sẽ tiếp tục. Khoảng cách trong chuỗi sản xuất và hậu cần, sự thiếu hụt nguyên liệu và giá thế giới cao sẽ góp phần vào điều này.
Ông Karl von Rohr, phó chủ tịch của Deutsche Bank cho hay, tại Đức lạm phát trong năm sẽ ở mức 7-8%. Và sẽ vượt quá 10% trong trường hợp có lệnh cấm vận đối với các nguồn năng lượng của Nga.
Đồng thời, lạm phát cũng đang đạt kỷ lục ở Anh. Vào tháng 3, con số này là 7% - cao nhất kể từ năm 1992. Nền kinh tế Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá điện tăng cao. Hóa đơn khí đốt và điện của người Anh đã tăng 54% từ 1.227 lên 1.971 bảng Anh (tương ứng là 1.660 và 2.570 USD).
Lần tăng tiếp theo dự kiến vào tháng 10, giá điện có thể tăng 115-130% trong một năm.
Trong khi đó, tại Nga, lạm phát tăng nhanh lên 16,69% vào tháng 3.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phân tích của Trường quản lý tài chính cấp cao, ông Mikhail Kogan cho biết: “Cộng với việc đồng ruble mất giá. Phần còn lại là sự gia tăng chi phí của các nhà sản xuất phụ thuộc vào linh kiện nước ngoài”.
“Một số ngành công nghiệp quan trọng trong nước phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu. Tỷ trọng giá trị gia tăng của nước ngoài vượt quá 50%. Về cơ bản, đây là hàng nhập khẩu từ những quốc gia đã tham gia lệnh trừng phạt chống Nga”, ông Kogan nói.
Theo báo cáo, mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 và năm 2023 mà IMF đưa ra thấp hơn lần lượt 0,8% và 0,2% so với mức dự báo hồi tháng 1 vừa qua, trong bối cảnh giá cả cùng nợ công tăng cao.
Báo cáo cũng chỉ rõ tăng trưởng toàn cầu trung hạn cũng sẽ giảm xuống mức 3,3%, thấp hơn so với mức trung bình 4,1% trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2013.
Thanh Bình (lược dịch)
Hi hữu: Bệnh nhân Anh mắc Covid-19 trong hơn 500 ngày liên tục
AP đưa tin, các nhà khoa học mới đây đã báo cáo rằng một bệnh nhân người Anh với hệ thống miễn dịch suy yếu nghiêm trọng đã mắc Covid-19 trong gần một năm rưỡi - 505 ngày.
Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ tin rằng quân đội Trung Quốc đang giúp đỡ Nga
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Duleep Singh cho biết, Mỹ tin rằng quân đội Trung Quốc đang giúp quân đội Nga.