Người Mông ở Bắc Yên: Cái nghèo đeo bám dù đang ngồi trên… “núi vàng”

Có trong tay rất nhiều lợi thế về du lịch, song đời sống của đồng bào người Mông tại Bắc Yên (Sơn La) vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo  có thể sẽ tăng lên khi áp dụng chuẩn nghèo mới.

Tiềm năng du lịch chưa được khai phá

Mây Tà Xùa – Háng Đồng; hang vợ chồng A Phủ; ruộng bậc thang Xím Vàng; đồi Pu Nhi (xã Phiêng Ban); men rượu ngô Hang Chú, chè cổ thụ san tuyết Tà Xùa, tiếng khèn Mông dìu dặt... chính là những điểm nhấn của du lịch Bắc Yên. Tuy nhiên, dù đang nắm giữ rất nhiều tiềm năng du lịch hội tụ nhưng đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Mông tại Bắc Yên (Sơn La) nói chung, 5 xã Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chiếu, Xím Vàng, Hang Chú lại đang hết sức khó khăn dù họ đang ngồi trên…. “núi vàng”.

Theo anh Doãn Hồng Dương, chủ chuỗi cơ sở du lịch homestay Mây, Mando: Du lịch Bắc Yên dù rất tiềm năng nhưng số lượng các nhà đầu tư lớn đến với vùng đất hứa này không nhiều, nếu như không muốn nói rằng các “ông lớn” đang... bỏ quên. Đơn cử tại Tà Xùa, dù thiên đường mây hay hương vị chè san tuyết Tà Xùa nơi đây đã rất nổi tiếng trên truyền thông, mạng xã hội nhưng cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú lại chưa thể đáp ứng nhu cầu của du khách.

{keywords}
Một hộ dân nhận hỗ trợ từ các thành viên Huyện Đoàn Bắc Yên. Ảnh: Hoàng Huệ

Cụ thể, về phòng nghỉ lưu trú, toàn xã Tà Xùa hiện mới chỉ có khoảng 100 phòng nghỉ qua đêm với giá dao động từ 200.000 đồng đến 1.500.000 đồng/người/đêm (tùy phòng bungalow hay phòng nghỉ cộng đồng). Tuy nhiên, những ngày không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hoặc vào các tháng cao điểm (9 đến tháng 3 năm sau, khi cảnh sắc nơi đây hệt như trốn thần tiên) thì các homestay lại không đủ phòng để phục vụ.

Về ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ đi lại…. cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu khiến số ngày lưu trú của du khách không dài. Cụ thể, số lượng nhà hàng, quán bar khá khiêm tốn, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các dịch vụ như xông hơi, massage, karaoke chưa có; khiến du khách ban ngày đi ngắm mây, thăm thác, chụp ảnh ruộng bậc thang… xong tối về chỉ biết ăn cơm rồi kéo nhau… đi ngủ. Việc thiếu các dịch vụ tiện ích hỗ trợ, khó khăn về giao thông khi tiếp cận (dù từ Hà Nội lên Bắc Yên chỉ 200km) càng khiến du lịch Bắc Yên chưa phát triển xứng tầm với lợi thế vốn có.

Nàng “Mị” chờ người… “đánh thức”

Trăn trở với những khó khăn của địa phương, bà Mùi Thị Hiền - Bí thư huyện ủy Bắc Yên cho biết: Ngay từ năm 2020, UBND huyện Bắc Yên đã lập đề án phát triển du lịch tại các xã có lợi thế về cảnh quan dọc 2 cung: Một là các xã bám theo tỉnh lộ 212; Hai là các xã bám theo đường sông Đà như: Mường Khoa, Chim Vàn, Pắc Ngà…

{keywords}
Một bản người Mông. Ảnh: Việt Hoàng

Đến với vùng cao Bắc Yên, du khách có thể khám phá nhiều điểm hấp dẫn, như: Chinh phục Sống lưng khủng long (Háng Đồng); Ghé thăm vườn chè cổ thụ bản Bẹ (Tà Xùa); Khám phá bãi đá cổ Khe Hổ (Hang Chú); Thăm hang vợ chồng A phủ ở Hồng Ngài; Trải nghiệm Hồ sen trên núi (Hua Nhàn); trải nghiệm bơi thuyền, ngắm phong cảnh đẹp của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La… Cả 2 cung du lịch nói trên đều có những đặc điểm thú vị riêng, tuy nhiên việc thu hút các nhà đầu tư du lịch về với Bắc Yên để đánh thức nàng Mị đang say giấc còn đang gặp nhiều khó khăn.

Đúng như trăn trở của lãnh đạo huyện Bắc Yên, ông Mùa A Sênh – Chủ tịch xã Tà Xùa cho biết thêm: Những khó khăn về hạ tầng, cơ sở lưu trú, quảng bá du lịch… đang khiến du lịch Bắc Yên nói chung, Tà Xùa nói riêng vẫn dừng ở mức tiềm năng. Cụ thể, dù cách trung tâm huyện chỉ 14 km, xã Tà Xùa là nơi được các “tín đồ” du lịch mệnh danh “Thiên đường săn mây” của vùng Tây Bắc. Từ đỉnh gió Tà Xùa, thu vào tầm mắt là những thung lũng, bản làng, ruộng bậc thang ẩn hiện trong biển mây trắng xóa. Cảnh đẹp ngỡ ngàng là thế tuy nhiên do thiếu cơ sở lưu trú nên dù du khách có muốn đến với Tà Xùa cũng khó có thể đặt phòng.

Khó khăn hơn cả Tà Xùa, xã Xím Vàng nằm trên tỉnh lộ 212, cách trung tâm huyện Bắc Yên 32km. Nơi đây có những cánh đồng bậc thang đẹp đến ngỡ ngàng không thua kém gì Mù Cang Chải. Tuy nhiên, nói đến từ khóa Xím Vàng thì nhiều người vẫn còn khá lạ lẫm. Theo ông Giàng A Nênh – Chủ tịch xã Xím Vàng: Mặc dù cung đường tỉnh lộ 212 nối Bắc Yên của tỉnh Sơn La sang thị xã Nghĩa Lộ của tỉnh Yên Bái có vô vàn cảnh đẹp bên đường. Bên trái là dòng sông Đà hùng vĩ, bên phải là Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa quanh năm có mây mù bao phủ với khí hậu mát mẻ, chỉ 20-25 độ vào mùa hè.

{keywords}
Ruộng bậc thang tại Xím Vàng. Ảnh: Việt Hoàng

“Đường vào Xím Vàng, Hang Chú có những thác nước đẹp mê hồn, các suối khoáng nước nóng rất thuận lợi xây dựng các khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, tiềm năng nhiều là thế, nhưng đời sống của người dân Xím Vàng thì vẫn trông chờ vào nông nghiệp bấp bênh”, Giàng A Nênh trăn trở khi nói về thu nhập của người dân địa phương khi còn quá xa chuẩn.

Cũng giống như cung đường 212, tuyến du lịch trải nghiệm, ngắm phong cảnh đẹp của vùng lòng hồ thủy điện sông Đà cũng rất thú vị. Từ cây cầu Tạ Khoa du khách có thể đi thuyền ngược lên các xã: Mường Khoa, Chim Vàn, Pắc Ngà, hay xuôi về Tạ Khoa, Song Pe, Chiềng Sại để được chiêm ngưỡng cảnh sắc sơn thủy hữu tình với những phiên chợ ven sông, tìm hiểu cuộc sống của bà con người Mông sống ở vùng lòng hồ. Hoặc có thể trực tiếp tham gia các lễ hội văn hóa, những điệu múa truyền thống, tiếng khèn Mông độc đáo; tìm hiểu các nghề truyền thống như: Nghề rèn, dệt thổ cẩm, may, thêu trang phục dân tộc...

Tuy nhiên, tất cả sẽ chỉ dừng lại ở mức tiềm năng nếu Bắc yên không đón được các nhà đầu tư lớn về đây. Đặc biệt, với những người Mông bản địa dù rất muốn làm du lịch cộng đồng nhưng điều thiếu nhất đối với họ lúc này là các nguồn lực đầu tư bước đầu và đặc biệt là phải được đào tạo làm du lịch thay vì phát triển tự phát, tự mày mò. Năm 2020 dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng huyện Bắc Yên vẫn đón được trên 61.700 lượt khách du lịch, với doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 40,44 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch huyện Bắc Yên giai đoạn 2021-2025 là mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú, phấn đấu 80% lao động được qua đào tạo, tập huấn các kỹ năng hoạt động du lịch... để có thể đón được trên 300 nghìn lượt khách du lịch với thời gian lưu trú trung bình 1,5 ngày, tổng doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng/năm sẽ là cả một chặng đường dài phía trước.

Việt Hoàng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !