Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Sáng 24/5, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, các bác sĩ vừa gắp dị vật là viên thuốc còn nguyên vỏ ra khỏi hành tá tràng của một người đàn ông 69 tuổi.

Cụ thể, cách đây hai ngày, ông T.T.T (trú xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà) uống thuốc và có cảm giác nghẹn ở vùng họng, lan xuống vùng thượng vị.

Ông T. được người nhà đưa đến bệnh viện tuyến huyện để thăm khám và được các bác sĩ chẩn đoán có dị vật ở hành tá tràng và viêm loét dạ dày nên đã chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để tiếp tục điều trị.

Tại đây, các bác sĩ đã nội soi dạ dày và gắp dị vật cho ông T.

Viên thuốc có kích thước 2x2cm. Ảnh BVCC

Các bác sĩ đã gắp dị vật là một viên thuốc còn nguyên vỏ (thuốc chưa tách khỏi vỉ) kích thước 2x2cm nằm tại vị trí giữa lỗ môn vị và tá tràng. Viên thuốc nguyên vỏ có các cạnh sắc nhọn nên đã gây nhiều khó khăn trong quá trình soi gắp. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, đỡ đau bụng.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo người bệnh không nên uống một lần nhiều viên thuốc và đặc biệt lưu ý phải lấy hết thuốc ra khỏi vỏ. Đồng thời, không nên nói chuyện trong khi uống thuốc hay ăn uống.

Trường hợp người bệnh sau khi nghi ngờ sặc hay nuốt bất cứ dị vật nào nên đến khám ngay tại cơ sở y tế để tránh biến chứng nặng.

Thiện Lương

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Đang cập nhật dữ liệu !