Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh

Đam mê với những đồ vật chiến tranh, suốt 20 năm qua ông Hoan bỏ công sức đi sưu tầm. Kho tàng hiện vật đó giờ là một tài liệu dạy học vô giá cho con cháu.
Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 1

Chiếc bộ đàm của quân đội Mỹ

Vừa bước vào nhà ông Hoan, tôi cứ ngỡ đó là một ''bảo tàng'' thu nhỏ. Từ cổng chính những viên đá nhỏ đủ hình dạng được ông mày mò sếp thành một hình khối nghệ thuật rất đẹp thu hút mắt nhìn. Cảnh vật hai bên dẫn vào nhà từ chuông báo, họa tiết đều được trang trí bằng những vật dụng lấy từ thời chiến tranh. Một cảm giác hồi tưởng về chiến tranh xuất hiện trong tâm tưởng của bất kỳ ai khi đặt chân đến nhà ông.

Ông là Võ Văn Hoan (66 tuổi, trú xóm 8, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Ông sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em, thì có tới 3 liệt sĩ. Thấu hiểu được sự mất mát, đau thương và những tội ác chiến tranh để lại, ông đã ý thức được mình nên làm gì cho con cháu mai sau. 

Vào những năm 1990, ông Hoan bắt đầu sưu tầm những cổ vật thời chiến. Trong những chuyến công tác, đi chơi, ông đều tìm tòi ''săn lùng'' những hiện vật liên quan đến thời chiến. Từ những viên đá, mảnh bom, xác máy bay, súng, đạn, đồ quân dụng… tất cả đều được ông lưu giữ lại một cách cẩn thận, trân trọng.

''Với mong muốn con cháu sau này vẫn mãi ghi nhớ, mang ơn những anh hùng đã hy sinh và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hòa bình như hôm nay, công lao lớn là từ các anh hùng đã xả thân mình vì độc lập dân tộc. Hiện vật chiến tranh sẽ là ''vật chứng'' để gợi lại hình ảnh của chiến tranh. Chúng ta phải nhớ về quá khứ, hiểu rõ lịch sử nước nhà thì mới vững tin để sống và cống hiến cho xã hội hiện tại'' - ông Hoan tâm sự.

Rồi ông kể về hành trình đi tìm đồ vật chiến tranh: Ban đầu tôi cũng chỉ đi xin hoặc mua lại những đồ vật này để thỏa mãn niềm đam mê. Về sau, những hiện vật này lại là ''vật báu'' đắt giá để tôi lồng ghép vào những câu chuyện ngày xưa kể cho con cháu nghe. Tôi mong con cháu sau này vẫn không quên được công lao cha ông ta đã hy sinh máu thịt bảo vệ Tổ quốc.

Ông mày mò, tẩn mẩn sưu tập từ những vỏ bom đạn mà quân đội Mỹ từng thả xuống tàn phá đất nước Việt Nam. Đến những loại vũ khí sát thương, đồ dùng của quân Pháp, Mỹ cho đến những chiến tích của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến. Rồi các đồ dùng đơn sơ, giản dị mà quân và dân ta đã từng sử dụng trong các cuộc kháng chiến đều được ông Hoan bày trí ngăn nắp từ ngoài cổng đến vườn rồi vào tận trong nhà.

Để có được một “bảo tảng” hết sức độc đáo và quý giá, ông Hoan đã phải miệt mài đi sưu tâm từ khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Hễ nghe thông tin ở đâu có hiện vật chiến tranh, tôi liền bỏ công, bỏ thời gian đến tận nơi để xem và mua lại đưa về trưng bày - ông Hoan chia sẻ.

Khi nói đến thành viên gia đình, ông Hoan tâm sự, tôi có 1 vợ và 3 con. Khi thấy chồng (bố) có đam mê ''lạ'' này, ban đầu con tội cũng không mấy ưng ý. Nhưng khi thấy bố quá ''say' tình'' với các hiện vật. Chúng được bố cụ thể ý nghĩa từng hiện vật gắn liền với từng sự kiện lịch sự, cả ba đứa đam mê theo bố lúc nào không hay.

Ngoài đam mê và trân trọng lịch sử, việc sưu tầm đồ vật còn là những phút tĩnh tâm, yên bình trong cuộc sống bộn bề của xã hội hiện đại. Đây cũng chính là nơi cả gia đình ông đoàn tụ sau mỗi giờ cơm tối để cùng lau dọn lại các món kỷ vật và kể cho nhau nghe những câu chuyện bi tráng ngày xưa. Với gai đình tôi đó là thú vui, hạnh phúc - ông Hoan nói.

Tôi đã thấy được sự đam mê trong lời nói, ánh mắt của ông Hoan. “Tâm nguyện lớn nhất của tôi chỉ là mong sao con cháu mình sau này sẽ không quên được lịch sử dân tộc. Thấy con của mình thích thú và ngày một thấu hiểu về cội nguồn, những dấu mốc quan trọng của dân tộc tôi cũng thấy mừng và có động lực hơn” - lời nói trong sâu thẳm trái tim ông.

Kho tàng hiện vật chiến tranh tại gia đình ông Hoan, PV Báo điện tử Infonet có thể chưa đăng tải lên hết, nhưng từng này thôi cũng đủ gợi lại một quá khứ chiến tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 2

Ông Võ Văn Hoan - chủ nhân của kho ''bảo tàng'' hiện vật chiến tranh quý giá

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 3

Chiếc bộ đàm của quân đội Mỹ

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 4

Bánh lái của chiếc tầu vận chuyển lương thực

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 5

Những chiếc cối giã gạo, đĩa, bát, thìa, ốc vít... đều sưu tầm từ thời chiến

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 6

Hai quả bom bi của quân Mỹ

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 7

Chum, vại đều sưu tầm từ thời chiến.

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 8

chiếc quạt lúa

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 9

Ông Hoan dành riêng một căn nhà để trưng bày đồ vật chiến tranh

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 10

Những hiện vật được ông bày biện rất cẩn thận, ngăn nắp.

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 11

Ống nhòm của Mỹ

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 12

Khẩu súng K54

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 13

Điện thoại, ăng-gô đựng nước, ống nhòm....

Người cựu chiến binh dạy lịch sử cho con bằng “bảo tàng” chiến tranh - ảnh 14

Bom sát thương của Mỹ

Ngọc Hoa

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !