Người bán hủ tiếu cay đắng vì tin nhảm "nước lèo thịt chuột cống"
Cả tuần nay, nhiều người mưu sinh bằng bán hủ tiếu rơi vào cảnh cay đắng khi nấu ra mà chẳng có mấy ai mua ăn. Tất cả cũng vì cái tin đồn thất thiệt nước lèo hủ tiếu nấu bằng thịt chuột cống cho ngọt.
Ngày 24/10, bài viết của một tác giả tên Đại Lâm xuất hiện trên một trang web, sau đó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội với nội dung, trong một lần ngồi sau xe của một cảnh sát hình sự đi tuần tra đã phát hiện ra năm con chuột cống trong nồi nước lèo của một xe hủ tiếu ven đường. Nội dung không chứng cứ đó ngay lập tức được nhiều người bàn tán xôn xao. Biết bao số phận, biết bao cuộc đời mưu sinh khó nhọc bằng nghề bán hủ tiếu trên các thành phố lớn rơi vào một phen lao đao. Những người lao động nghèo sống bằng nghề bán hủ tiếu ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ.
Tin đồn ảo… nhưng nỗi đau có thật!
Một ngày mưu sinh của vợ chồng anh Nguyễn Thành Khõe (41 tuổi) và chị Nguyễn Thị Kim Cúc (37 tuổi) bắt đầu từ 15h30. Chiếc xe hủ tiếu của anh chị trên vỉa hè đường Tôn Đức Thắng, cách trường ĐH Sư phạm khoảng 100m (Q.Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng) đã quá quen thuộc với nhiều người dân và sinh viên nơi đây.
Anh chị quê ở Quảng Ngãi, vì ở quê không có việc làm nên anh chị đành gửi 3 con nhỏ cho ông bà ngoại nuôi rồi khăn gói ra Đà Nẵng bán hủ tiếu mưu sinh. Mỗi tháng trả tiền phòng trọ 1 triệu, trừ các khoản chi phí sinh hoạt, còn lại anh chị tích góp gửi về quê cho các con ăn học. Cứ thế, chiếc xe hủ tiếu gõ chở cả số phận cuộc đời cả gia đình anh chị suốt 3 năm qua.
Ấy thế mà chỉ vì một bài viết không có bằng chứng nói hủ tiếu nấu nước lèo từ thịt chuột đã khiến hủ tiếu anh chị nấu ra mấy ngày qua bán ế ẩm.
“Vợ chồng tôi chỉ ăn một buổi cơm trưa, buổi chiều thì ăn hủ tiếu mình nấu ra bán. Chứ thịt chuột mô ở đây?”. Chị Cúc bức xúc vừa nói, vừa cầm chiếc vá chao từ đáy nồi nước lèo nấu bằng xương heo lên cho chúng tôi xem.
“Ngày nào vợ chồng tôi cũng đứng vỉa hè bán, không kể thời tiết mưa gió, lạnh lẽo, cực khổ vì con cái chứ nào sướng sung gì. Chúng tôi có thù oán gì đâu mà bị phải chịu cảnh khổ thế này” - anh Khõe nói giọng buồn bã.
Chúng tôi ghé hàng hủ tiếu của vợ chồng anh Nguyễn Văn Tam (31 tuổi, quê gốc Quảng Ngãi) nằm ở cuối đường Ngô Sỹ Liên (Q.Liên Chiểu). Hủ tiếu anh Tam có tiếng từ lâu. Trước kia, nơi anh bán đêm nào cũng nhộn nhịp khách ra vào. Khách hàng của anh là những cô cậu sinh viên, công nhân nghèo, những người dân không kịp nấu cơm tối cũng tới ăn ủng hộ. Hủ tiếu anh bán đầy đủ thịt, chả, trứng cút, rau... vừa ngon lại rẻ nên đã là lựa chọn của nhiều người.
“Tôi vào Sài Gòn làm lụng vất vả từ nhỏ vì gia đình quá nghèo. Năm 2001, tôi cùng ba ra đây bán hủ tiếu. Ba truyền lại nghề cho vợ chồng tôi gần 3 năm nay. Trước kia, mỗi đêm tôi bán được 200 tô, tới 22h đêm là xong nhưng giờ chỉ vì tin đồn nhảm nhí đó mà chúng tôi sống dở, chết dở. Mấy ngày qua sinh viên không dám tới ăn nữa, tôi bán tới 1-2h sáng mà cũng không hết, đành đưa về ăn gắng vài tô khỏi tiếc, còn thừa tới nửa nồi nước lèo mà cũng phải đau xót đổ đi”. Nói rồi anh Tam đưa ánh mắt buồn nhìn về phía 5 chiếc bàn vắng hoe không một ai ngồi. Chỉ cách đây hơn mười ngày thôi, 5 chiếc bàn đó đầy ắp người ngồi ăn, vợ chồng anh Tam bán cho khách không kịp nghỉ tay chứ không rảnh rang mà ngồi tâm sự với chúng tôi như bây giờ.
Chiếc xe hủ tiếu là cần câu cơm của vợ chồng anh Tam những năm qua. Nếu không đi bán hủ tiếu thì anh cũng không biết làm gì khác. Anh chị sinh được một đứa con trai nhưng lại bị bệnh tự kỷ, không được bình thường như bao đứa trẻ khác. “Nuôi mình nó mà còn vất vả hơn người ta nuôi hai đứa bình thường” - anh Tam gượng giọng.
Ăn tô hủ tiếu 5 phút… chuẩn bị gần nửa ngày
Chúng tôi ghé thăm nhà anh Tam, chị Phượng từ sáng sớm để xem cách thức nấu một nồi hủ tiếu vất vả thế nào. Anh chị sống tại căn nhà trọ lụp xụp rộng chừng 30 mét vuông gần đường tàu (Tổ 14, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu) với giá 700 ngàn/tháng.
Tối qua vì hàng ế nên 2h sáng vợ chồng anh mới về tới nhà. Nhưng hôm nay, anh Tam vẫn phải dậy từ 6h sáng như mọi ngày để rửa tô chén. Còn chị Phượng thì chở con đi học ở trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu, rồi ghé qua chợ Hòa Khánh mua đồ về sửa soạn cho tối đi bán.
9h chị Phượng đi chợ về. Chị vẫn mua xương heo, thịt heo, trứng cút, hành, ngò gai, chanh, ớt, gia vị… như mọi khi nhưng mấy hôm nay bán ế nên chị mua ít hơn. Chị Phượng vừa đặt đồ xuống đã bắt tay vào chiên mỡ cho giòn, rồi lấy mỡ phi hành khô, xong đó là luộc trứng cút.
Anh Tam thì hì hục đưa vòi nước rửa chiếc xe hủ tiếu và nồi nấu nước lèo. Sau đó anh đưa xương heo trụng sơ nước sôi rồi đem ra rửa thật sạch và bỏ vào nồi, cho nước vào hầm thật kỹ. Khi sôi thì cho thêm 1 tý muối và đường phèn vào cho ngọt nước lèo. Khi đã chín thì nêm đường, muối, bột ngọt, cho vừa ăn.
“Đấy chú xem đó, nấu khổ cực cả ngày, đun nồi nước lèo từ 11h tới 15h chiều mới xong, chuột ở đâu mà người ta làm khổ những người nấu hủ tiếu chúng tôi” - anh Tam bức xúc.
Anh Tam cho biết thêm, từ xưa tới giờ cũng đã có nhiều lần người ta ác ý tung tin đồn nước lèo hủ tiếu nấu từ giun đất, thịt chuột, rồi hầm từ xương thừa, thịt hư… Thời gian trôi qua, mọi chuyện cũng lắng xuống và hủ tiếu vẫn là món ăn ưa thích của nhiều người dân. Anh Tam tin tưởng mọi chuyện rồi sẽ qua nhưng vẫn lo ngai ngái, mỗi năm mà có vài đợt tin đồn thế này thì hủ tiếu nấu ra sẽ không biết bán được cho ai.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm điều tra và xử lý nghiêm những kẻ cố tình gây hoang mang cho xã hội để sớm ổn định cuộc sống mưu sinh của những người lao động khó nghèo.
Một số hình ảnh PV Infonet ghi lại tại nhà anh Tam:
Tin đồn ảo… nhưng nỗi đau có thật!
Một ngày mưu sinh của vợ chồng anh Nguyễn Thành Khõe (41 tuổi) và chị Nguyễn Thị Kim Cúc (37 tuổi) bắt đầu từ 15h30. Chiếc xe hủ tiếu của anh chị trên vỉa hè đường Tôn Đức Thắng, cách trường ĐH Sư phạm khoảng 100m (Q.Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng) đã quá quen thuộc với nhiều người dân và sinh viên nơi đây.
![]() |
Vợ chồng anh Khõe bán hủ tiếu trên đường Tôn Đức Thắng, Đà Nẵng. |
Anh chị quê ở Quảng Ngãi, vì ở quê không có việc làm nên anh chị đành gửi 3 con nhỏ cho ông bà ngoại nuôi rồi khăn gói ra Đà Nẵng bán hủ tiếu mưu sinh. Mỗi tháng trả tiền phòng trọ 1 triệu, trừ các khoản chi phí sinh hoạt, còn lại anh chị tích góp gửi về quê cho các con ăn học. Cứ thế, chiếc xe hủ tiếu gõ chở cả số phận cuộc đời cả gia đình anh chị suốt 3 năm qua.
Ấy thế mà chỉ vì một bài viết không có bằng chứng nói hủ tiếu nấu nước lèo từ thịt chuột đã khiến hủ tiếu anh chị nấu ra mấy ngày qua bán ế ẩm.
“Vợ chồng tôi chỉ ăn một buổi cơm trưa, buổi chiều thì ăn hủ tiếu mình nấu ra bán. Chứ thịt chuột mô ở đây?”. Chị Cúc bức xúc vừa nói, vừa cầm chiếc vá chao từ đáy nồi nước lèo nấu bằng xương heo lên cho chúng tôi xem.
“Ngày nào vợ chồng tôi cũng đứng vỉa hè bán, không kể thời tiết mưa gió, lạnh lẽo, cực khổ vì con cái chứ nào sướng sung gì. Chúng tôi có thù oán gì đâu mà bị phải chịu cảnh khổ thế này” - anh Khõe nói giọng buồn bã.
Chúng tôi ghé hàng hủ tiếu của vợ chồng anh Nguyễn Văn Tam (31 tuổi, quê gốc Quảng Ngãi) nằm ở cuối đường Ngô Sỹ Liên (Q.Liên Chiểu). Hủ tiếu anh Tam có tiếng từ lâu. Trước kia, nơi anh bán đêm nào cũng nhộn nhịp khách ra vào. Khách hàng của anh là những cô cậu sinh viên, công nhân nghèo, những người dân không kịp nấu cơm tối cũng tới ăn ủng hộ. Hủ tiếu anh bán đầy đủ thịt, chả, trứng cút, rau... vừa ngon lại rẻ nên đã là lựa chọn của nhiều người.
![]() |
Anh Tam buồn bã ngồi nhìn bàn ghế vắng hoe khách. |
“Tôi vào Sài Gòn làm lụng vất vả từ nhỏ vì gia đình quá nghèo. Năm 2001, tôi cùng ba ra đây bán hủ tiếu. Ba truyền lại nghề cho vợ chồng tôi gần 3 năm nay. Trước kia, mỗi đêm tôi bán được 200 tô, tới 22h đêm là xong nhưng giờ chỉ vì tin đồn nhảm nhí đó mà chúng tôi sống dở, chết dở. Mấy ngày qua sinh viên không dám tới ăn nữa, tôi bán tới 1-2h sáng mà cũng không hết, đành đưa về ăn gắng vài tô khỏi tiếc, còn thừa tới nửa nồi nước lèo mà cũng phải đau xót đổ đi”. Nói rồi anh Tam đưa ánh mắt buồn nhìn về phía 5 chiếc bàn vắng hoe không một ai ngồi. Chỉ cách đây hơn mười ngày thôi, 5 chiếc bàn đó đầy ắp người ngồi ăn, vợ chồng anh Tam bán cho khách không kịp nghỉ tay chứ không rảnh rang mà ngồi tâm sự với chúng tôi như bây giờ.
Chiếc xe hủ tiếu là cần câu cơm của vợ chồng anh Tam những năm qua. Nếu không đi bán hủ tiếu thì anh cũng không biết làm gì khác. Anh chị sinh được một đứa con trai nhưng lại bị bệnh tự kỷ, không được bình thường như bao đứa trẻ khác. “Nuôi mình nó mà còn vất vả hơn người ta nuôi hai đứa bình thường” - anh Tam gượng giọng.
Ăn tô hủ tiếu 5 phút… chuẩn bị gần nửa ngày
Chúng tôi ghé thăm nhà anh Tam, chị Phượng từ sáng sớm để xem cách thức nấu một nồi hủ tiếu vất vả thế nào. Anh chị sống tại căn nhà trọ lụp xụp rộng chừng 30 mét vuông gần đường tàu (Tổ 14, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu) với giá 700 ngàn/tháng.
Tối qua vì hàng ế nên 2h sáng vợ chồng anh mới về tới nhà. Nhưng hôm nay, anh Tam vẫn phải dậy từ 6h sáng như mọi ngày để rửa tô chén. Còn chị Phượng thì chở con đi học ở trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu, rồi ghé qua chợ Hòa Khánh mua đồ về sửa soạn cho tối đi bán.
9h chị Phượng đi chợ về. Chị vẫn mua xương heo, thịt heo, trứng cút, hành, ngò gai, chanh, ớt, gia vị… như mọi khi nhưng mấy hôm nay bán ế nên chị mua ít hơn. Chị Phượng vừa đặt đồ xuống đã bắt tay vào chiên mỡ cho giòn, rồi lấy mỡ phi hành khô, xong đó là luộc trứng cút.
![]() |
Anh Tam bán hủ tiếu cuối đường Ngô Sỹ Liên |
Anh Tam thì hì hục đưa vòi nước rửa chiếc xe hủ tiếu và nồi nấu nước lèo. Sau đó anh đưa xương heo trụng sơ nước sôi rồi đem ra rửa thật sạch và bỏ vào nồi, cho nước vào hầm thật kỹ. Khi sôi thì cho thêm 1 tý muối và đường phèn vào cho ngọt nước lèo. Khi đã chín thì nêm đường, muối, bột ngọt, cho vừa ăn.
“Đấy chú xem đó, nấu khổ cực cả ngày, đun nồi nước lèo từ 11h tới 15h chiều mới xong, chuột ở đâu mà người ta làm khổ những người nấu hủ tiếu chúng tôi” - anh Tam bức xúc.
Anh Tam cho biết thêm, từ xưa tới giờ cũng đã có nhiều lần người ta ác ý tung tin đồn nước lèo hủ tiếu nấu từ giun đất, thịt chuột, rồi hầm từ xương thừa, thịt hư… Thời gian trôi qua, mọi chuyện cũng lắng xuống và hủ tiếu vẫn là món ăn ưa thích của nhiều người dân. Anh Tam tin tưởng mọi chuyện rồi sẽ qua nhưng vẫn lo ngai ngái, mỗi năm mà có vài đợt tin đồn thế này thì hủ tiếu nấu ra sẽ không biết bán được cho ai.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm điều tra và xử lý nghiêm những kẻ cố tình gây hoang mang cho xã hội để sớm ổn định cuộc sống mưu sinh của những người lao động khó nghèo.
Một số hình ảnh PV Infonet ghi lại tại nhà anh Tam:
![]() |
Anh Tam đang dùng vòi nước rửa chiếc xe và nồi sạch sẽ. |
![]() |
Anh Tam chỉ cho chúng tôi xem nồi nước lèo chỉ nấu từ xương heo. |
![]() |
Chị Phượng đang pha trà chuẩn bị tối đi bán. |
![]() |
Cậu sinh viên cùng xóm trọ thấy vợ chồng anh Tam vất vả nên thường qua phụ giúp nhặt rau. |
![]() |
Đồ bán được chuẩn bị gọn gàng, sạch sẽ. |
Quỳnh Lưu
2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025
Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.
Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim
Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.
Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến
Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.
Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ
“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.
Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’
Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.
Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’
Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.
Niềm tự hào của người SHB
Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.
Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km
Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.
Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?
20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.