Ngứa đến phát điên, bác sĩ chỉ cách xử lý đơn giản

Về mùa hanh khô như hiện nay số lượng bệnh nhân mắc các bệnh viêm da cơ địa, khô ngứa da, chàm, vảy nến, bong tróc da gia tăng nhanh.

Mùa đông đến, thời tiết hanh khô khiến bệnh viêm da cơ địa có xu hướng gia tăng, gây ra cho làn da cảm giác ngứa nhiều, có thể xuất hiện những tổn thương ở các vị trí trên cơ thể.
 
BS Hoàng Văn Tâm – Bệnh viện Da liễu Trung ương những ngày khô hanh như hiện nay da rất khô nhất là những người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người bị viêm da cơ địa. Số bệnh nhân da khô do viêm da cơ địa tái phát nặng hơn, các bệnh lý khác viêm da dàu, vẩy nến, vảy cá nặng hơn, da bong tróc ngứa… đến bệnh viện nhiều hơn. Có những bệnh nhân cả đêm không ngủ nổi vì ngứa ngáy, họ chỉ biết gãi dẫn đến bong tróc da, viêm da.

Theo BS Tâm, mùa lạnh da khô hơn do cấu trúc da giống như viên gạch, xen kẽ đó là lớp vữa gắn kết viên gạch với nhau nhưng về mùa này lớp vữa mất đi làm da mất nước, nước thoát từ trong da ra ngoài làm da đã khô càng khô hơn.

Ở những người bị viêm da cơ địa hay có làn da nhạy cảm thì lớp màng bảo vệ này dễ bị tổn thương, khiến da bị mất nước, dẫn đến khô da, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây tổn thương, xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu,...

Bên cạnh đó, vào mùa khô hanh, khả năng tự tiết ra những chất hữu cơ tự nhiên cùng mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi và chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn của làn da giảm đi, khiến da bị khô và nứt nẻ, gây ngứa.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Để khắc phục chứng ngứa, vảy sừng do khô da, bác sĩ cho rằng bạn cần bảo vệ và che chắn cho da cẩn thận khi đi ra ngoài để hạn chế tối đa những tác động xấu từ khói bụi, vi khuẩn ngoài môi trường. Bôi kem chống nắng đều đặn, bởi dù ánh nắng mặt trời trong mùa đông dù không gay gắt như mùa hè nhưng những tác hại của nó vẫn còn nguyên, làm cho da bạn thêm tồi tệ.

Khi tắm, cần xem xét nhiệt độ nước sử dụng khi tắm. Việc tắm bằng nước quá nóng sẽ làm tổn thương da của bạn, lấy đi độ ẩm cần thiết của da, khiến da bạn khô hơn. Có thể bổ sung các sản phẩm tạo độ ẩm cho da để giữ ẩm, nhất là khi gia đình bạn sử dụng các loại thiết bị sưởi. Ngoài ra, để bảo vệ da, bạn cần mặc quần áo ấm, có chất vải mềm mại, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tránh chà xát, kỳ gãi mạnh vào da,...
 
Đặc biệt, một vật bất ly thân mùa này đó là kem dưỡng ẩm. Tuyệt đối không bỏ qua kem dưỡng ẩm cho da đểđảm bảo cho da luôn mềm mại.

Theo BS Tâm kem dưỡng ẩm chính là cách để khắc phục tình trạng trên da khô, ngứa da, viêm sừng da.

Chăm sóc dưỡng ẩm cho da cũng giống như chăm sóc tưới nước cho cây phải chăm sóc hàng ngày phải sử dụng đủ lượng cần thiết. Dưỡng ẩm bôi ít nhất ngày 2 lần, có thể tăng thêm số lần bôi. Ví dụ bản thân bạn thấy 2, 3 lần vẫn khô, ngứa thì tăng thêm số lần. Khi ngứa quá không gãi nên tăng dưỡng ẩm lên để giảm ngứa. Nếu sử dụng kem dưỡng ẩm tốt thì người bệnh có thể tự kiểm soát được bệnh của mình không cần tới bệnh viện khám.
 
Dưỡng ẩm thế nào cho đủ lượng:
 
BS Tâm cho biết với bệnh nhân bị viêm da cơ địa, tổn thương ở má, chân, tay nếu người bệnh cần bôi dưỡng ẩm phải bôi toàn thân, không phải chỉ bôi riêng chỗ viêm da. Với trẻ em giao động 100 – 300 gram/tuần. Người lớn cần dùng 300 – 500 gram/tuần mới giảm khô da, tái phát viêm da. Bôi dưỡng ẩm tốt nhất bôi sau tắm 5 phút để cung cấp phần nước đã bị mất sau tắm.
 
Với tuỳ từng tổn thương dùng dưỡng ẩm khác nhau: Ví dụ viêm dạng đỏ dùng dưỡng ẩm dạng lỏng, dạng serum. Tổn thương dạng sừng, khô bong thì dùng dạng kem, dạng mỡ.
 
Những người bị á sừng ở tay chân trước khi bôi kem dưỡng ẩm có thể ngâm tay trong nước ấm vài phút sau đó mới bôi dưỡng ẩm, sau đó bôi thuốc. Không nên sử dụng dưỡng ẩm body cho mặt vì có thể làm tình trạng trứng cá nặng hơn. Ban ngày dùng các loại dưỡng ẩm nhẹ, ban đêm cần dưỡng ẩm có đủ lượng cần thiết, cần dưỡng ẩm sâu thì sử dụng dưỡng ẩm dạng kem.

K.Chi  
 
 

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Đang cập nhật dữ liệu !