Ngôi mộ lạ trên núi Phật Tích

Đã hơn 2 tháng nay, người dân thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du vô cùng bức xúc trước việc một người ở địa phương khác mang hài cốt của người thân về “lén lút” chôn cất trên núi Phật Tích.
Mặc dù các cơ quan chức năng địa phương đã vào cuộc, yêu cầu di dời hài cốt song đến nay mọi việc vẫn “án binh bất động”. Dư luận đặt câu hỏi: “Phải chăng có sự khuất tất khiến vụ việc chưa được giải quyết triệt để?”.

Ngôi mộ lạ trên núi Phật Tích - ảnh 1

Khu nghĩa trang trên đỉnh núi được chính quyền, nhà chùa và người dân địa phương thống nhất quy hoạch, xây dựng như một “Công viên nghĩa trang” tạo cảnh quan sạch đẹp, thân thiện cho du khách khi hành hương về Chùa Phật Tích.


“Lén lút” đặt mộ trong đêm

Núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha, non Tiên) nơi có Chùa Phật Tích (Vạn Phúc Tự) tọa lạc, lưu giữ bảo vật quốc gia Tượng Phật A-DI-ĐÀ. Nơi đây cảnh đẹp đến mức Tiên trên trời xuống chơi gặp người trần gian chẳng muốn về, anh tiều phu đốn củi trên núi mải đánh ván cờ Tiên mà lãng quên cả tháng ngày. Từ thuở tiền nhân dựng chùa cho đến nay, trải bao biến thiên của thời gian, thiên tai, địch họa song “nền xưa, dấu cũ” của ngôi chùa nghìn năm tuổi vẫn được gìn giữ. Hệ thống Tượng Phật, hàng thú đá, vườn tháp (nơi lưu giữ di cốt của các thiền sư trụ trì chùa), giếng cổ, tam bảo, tam quan, đại hùng bảo điện, nhà tổ, nhà mẫu… được phục dựng đã tạo nên quần thể di tích cấp Quốc gia Chùa Phật Tích ngày càng khang trang, tố hảo.

Như một sự nương nhờ cửa Phật, không biết tự bao giờ, người dân thôn Phật Tích đã lựa chọn những khoảng đất trống ven đồi, trên đỉnh núi làm nơi “yên giấc ngàn thu” sau khi đã “tắm rửa” ở Nghĩa trang nhân dân thôn. Mặc dù việc xây dựng các phần mộ hoàn toàn tự phát song người dân địa phương luôn có ý thức không xâm phạm đến hành lang bảo vệ di tích đã được Nhà nước “cắm chỉ giới”. Những năm gần đây, Trụ trì Chùa Phật Tích còn khuyến khích các gia đình khi chỉnh trang, tu sửa các phần mộ theo một mẫu nhằm tạo lập “Công viên nghĩa trang” trên đỉnh núi để du khách thập phương khi về vãn cảnh chùa, thăm Tượng Phật bằng đá xanh lớn nhất Đông Nam Á, Bảo Tháp, đồi thông… có được cảm giác thoải mái, thân thiện.

Việc tồn tại một Nghĩa trang nhân dân trên núi Phật Tích là do “yếu tố lịch sử” để lại. Trước tình hình di chuyển mồ mả vào đất rừng có chiều hướng gia tăng, ngày 18-5-2012, Chủ tịch UBND huyện Tiên Du có Công văn số 346/UBND-NN yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng di chuyển mồ mả vào đất rừng. Theo đó, ngay cả người dân địa phương sở tại nếu không được chính quyền cho phép cũng không thể mang hài cốt người thân về chôn cất trên núi. Ấy vậy mà! Chuyện “động trời” đã xảy ra ở Phật Tích.

Sáng ngày 16-4-2014, người dân phát hiện anh Lại Văn Hà (người ở thôn) đang đào bới tại khu vực rừng di tích do hộ gia đình anh Quý quản lý để xây mộ. Qua tìm hiểu, xác minh được biết anh Hà làm thuê cho người khác. Sự việc nhanh chóng được đình chỉ thi công.

Sáng ngày 20-4, qua nguồn tin quần chúng tố giác, chính quyền địa phương phát hiện một ngôi mộ mới vừa được “lén lút” chôn cất trong đêm đúng tại vị trí anh Hà đã đào hố trước đó. Công an xã vào cuộc xác minh được biết: “hài cốt trong ngôi mộ mới là người thân của anh H trú tại thôn Phù Lộc, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn”. Vụ việc nhanh chóng gây “bức xúc” trong dư luận quần chúng nhân dân.

Không để tạo ra tiền lệ xấu.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, ngày 1-5, lãnh đạo thôn, xã Phật Tích phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ lập biên bản, mời gia đình anh H về làm việc. Anh H thừa nhận hài cốt trong ngôi mộ là ông ngoại-một người có công với cách mạng, mong chính quyền địa phương tạo điều kiện để thực hiện “tâm nguyện” của người thân được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, chính quyền đã không chấp nhận “mong muốn” của gia đình anh H và đề nghị di dời hài cốt người thân ra khỏi địa phương trước ngày 8-5.

Hơn 20 ngày trôi qua, trước sự “chây ì” của gia đình anh H, Đảng ủy, UBND xã Phật Tích cùng chính quyền địa phương mời anh H về làm việc ngày 28-5. Biên bản cuộc họp một lần nữa khẳng định: “Việc gia đình ông H tự ý di chuyển mồ mả vào rừng là trái với các quy định của Nhà nước và quy định của địa phương. Việc làm trên đã gây bức xúc trong nhân dân thôn Phật Tích, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Yêu cầu gia đình di dời phần mộ ra khỏi địa bàn trước ngày 10-6”.

Ngôi mộ lạ trên núi Phật Tích - ảnh 2

Ngôi mộ chôn cất “lén lút” của gia đình anh H đang là tâm điểm bức xúc ở thôn Phật Tích.


Ban quản lý rừng (Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh) ngày 9-5 có văn bản gửi UBND xã Phật Tích xác nhận: Vị trí đặt mộ của gia đình ông H thuộc lô rừng 1,8h, vi phạm vào Quy chế quản lý rừng phòng hộ được quy định tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ, làm ảnh hưởng tới đất và rừng phòng hộ, cảnh quan môi trường tại địa phương và gây khó khăn cho công tác quản lý rừng.

Ông Đỗ Văn Quý, Phó Bí thư Chi bộ-Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Phật Tích bày tỏ sự bức xúc: “Trong các buổi làm việc với chính quyền địa phương, anh H luôn nêu tên một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quốc hội cũng như tỉnh Bắc Ninh nhằm gây sức ép với chúng tôi. Thậm chí còn tỏ thái độ coi thường, bất hợp tác. Đây là hành động không thể chấp nhận được. Địa phương chúng tôi rất tự hào có di tích lịch sử văn hóa Chùa Phật Tích, nhân dân chúng tôi không bao giờ muốn “chỉ vì hành động ngang ngược của một cá nhân không phải người địa phương” mà tổ chức khiếu kiện đông người lên các cấp chính quyền, làm tổn hại đến phong trào thi đua”.

Tại các buổi làm việc với chính quyền thôn, xã Phật Tích, chúng tôi đều nhận được quan điểm chỉ đạo thống nhất giải quyết vụ việc “đặt trộm mộ” (Lời của người dân địa phương-PV) là triệt để, kiên quyết không để xảy ra “tiền lệ xấu”. Song giải quyết vào lúc nào, như thế nào trong khi các thời hạn “theo kết luận, thông báo” liên tục không được thực hiện lại bị bỏ ngỏ.

Dư luận người dân địa phương đặt câu hỏi: “Phải chăng có sự khuất tất khiến vụ việc chưa được giải quyết triệt để?” không phải là không có cơ sở.

Phật Tích tháng 6-2014
Điều tra của: Đào Hoa/Báo Bắc Ninh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !