Ngôi chùa không hòm công đức, không đốt vàng mã ở Bắc Ninh

Tọa lạc ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), chùa Tiêu được nhiều người biết đến với vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh, đặc biệt chùa không đặt hòm công đức, không đốt vàng mã.

Chùa Tiêu Sơn (còn gọi là chùa Tiêu) tọa lạc trên núi Tiêu thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, dưới chân núi là dấu tích cổ xưa của dòng sông Tiêu Tương.

Từ lâu chùa đã nổi tiếng là chốn tu thiền và là một trong những trung tâm Phật giáo cổ của Việt Nam. Nơi đây có vườn tháp cổ, nơi đặt 14 bảo tháp thờ các vị sư đã từng trụ trì tại chùa.

Những ngày tháng 4 ghé thăm chùa Tiêu, du khách sẽ cảm nhận rõ mùi hương của những cây mộc lan rợp bóng.

Toàn cảnh khuôn viên chùa Tiêu ở TX Từ Sơn, Bắc Ninh.

Du khách muốn lên đỉnh núi Tiêu phải leo qua 78 bậc đá. Đây là nơi thờ Thiền sư Vạn Hạnh, người có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau này khai lập vương triều nhà Lý. Đứng trên đỉnh núi Tiêu có thể nhìn thấy toàn cảnh làng Tiêu Long và làng Tiêu Thượng bao quanh ngôi chùa.

Hiện nay trong khuôn viên chùa vẫn lưu giữ tượng nhục thân gần 300 năm của thiền sư Thích Như Trí - 1 trong 4 pho tượng độc đáo nhất Việt Nam được làm theo hình thức tượng táng.

Không đặt tiền lễ

Trụ trì Thích Đàm Chính (91 tuổi) kể từ ngày về làm trụ trì, chùa đã không đặt bất cứ hòm công đức nào. Cứ thế, theo nếp cũ, vị trụ trì này cũng không đặt hòm công đức.

Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì, kêu gọi phật tử phát tâm, đủ tiền xây dựng là nhà chùa dừng, ai có muốn công đức thêm nhà chùa cũng không nhận. Trong các ban thờ và không gian trong chùa đều không có hòm công đức.

Là người trông coi chùa Tiêu nhiều năm, ông Nguyễn Trung Nguyên (70 tuổi) chia sẻ: Đầu năm, cứ rằm tháng Giêng, nhà chùa sẽ làm lễ cầu an cho mọi người.

"Ở đây, một trong những yêu cầu bắt buộc là không đốt vàng mã, không đặt tiền lễ và không dâng cúng rượu thịt. Khách thập phương nếu mang nhiều hoa quả đều được nhắc nhở bởi tới đây là để cái tâm của mình thanh thản chứ không quan trọng lễ nhiều hay ít", ông Nguyên nói.

Trên đỉnh núi Tiêu có đặt tượng của nhà sư Vạn Hạnh từ năm 2016, hướng về kinh thành Thăng Long - Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Dũng (45 tuổi, TX Từ Sơn) cho biết: “Nhà tôi cách đây 2km nên ngày nào tôi cũng tới đây lễ Phật. Không khí trong lành nơi đây tạo cảm giác thoải mái, thư giãn. Buổi tối, người dân xung quanh tới lễ chùa đông hơn".

Theo ông Dũng, khi lễ chùa trong suy nghĩ và hành động gọn trong 4 chữ “đi chùa tìm đạo”. Mục đích là để giữ tâm trong sáng, ngoài ra còn giúp các phật tử tìm được hướng giải quyết những trăn trở của bản thân.

Ông Nguyễn Trung Nguyên, người trông coi chùa.
Nét cổ kính của chùa Tiêu.
Nhà chùa ghi rõ các quy định về những điều không được làm tại đây.
14 bảo tháp đặt trang trọng trong chùa thờ các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại đây.
Chuông đồng cổ.
Nhiêu du khách tìm đến chùa Tiêu với mong muốn được thanh thản, bình an.
Thư giãn với bàn cờ tướng bên cạnh cổng chùa Tiêu.
Trước cửa chùa là một cái ao và tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Những mái chùa cổ kính đan xen giữa tán cây.
Toàn cảnh chùa Tiêu.
Đoàn Bổng - Thu Trang
Từ khóa: chùa Tiêu chùa Tiêu Bắc Ninh chùa Tiêu Từ Sơn hòm công đức đốt vàng mã thanh tịnh chùa cổ cổ kính

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !