Nghiên cứu xây dựng thương hiệu bạc hà chanh sả Hậu Giang
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học Công nghệ Hậu Giang) đã tiên phong đưa cây bạc hà chanh sả về phát triển ở Hậu Giang để sản xuất trà thay vì phải nhập khẩu.
Nghiên cứu phát triển cây dược liệu
Cây bạc hà chanh sả là một dực liệu biết đến với khoảng 2000 năm trước với nhiều mục đích như sử dụng làm hương liệu, gia vị cho các món ăn, các loại trà an thần đến các bài thuốc bổ chống co thắt, thuốc làm tăng tiết mồ hồi, tăng cường trí nhớ, thuốc an thần.... Ngày nay cây bạc hà chanh sả được biến đến nhiều trong hỗ trợ và điều trị bệnh Alzhiemer, chống lại chứng đau nửa đầu, bệnh thấp khớp và các hoạt tính chống oxy hoá.
Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Nguyễn Thị Kiều cho biết, cây bạc hà chanh sả sử dụng rất tốt mà nó còn rất nhiều dược tính. Là một cây ôn đới nên nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã nghiên cứu xây dựng một quy trình trồng và chế biến tinh dầu trà thảo dược từ cây rau bạc hà chanh sả.
Theo bà Kiều, hiện nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình sản xuát trà thảo dược túi lọc Lemon Balm với chất lượng đạt tiêu chuẩn TCVN 7975:2008 và dược tính Polyphenol tổng số cao 15,9% là hoạt tính chống ô xi hoá và giúp ngừa bệnh ung thư. Các chỉ tiêu hoá lý, vi sinh đạt cho phép TCVN 9740:2013.
Quy trình trích ly tinh dầu cây bạc hà chanh sả với dược tính cao tại Hậu Giang đã đạt theo TCVN 8469:2010 và TCVN 11581:2016. Bà Kiều chia sẻ, có rất nhiều đơn vị đã liên hệ nhân rộng mô hình ở các tỉnh miền Tây nhưng trước mắt chỉ muốn phát triển thương hiệu bạc hà chanh sả cho tỉnh Hậu Giang trước trở thành cây dược liệu chủ lực của tỉnh Hậu Giang để phát triển trà túi lọc, trà nguyên cây sấy khô và trà tinh chất.
Trên thị trường, tinh chất cây bạc hà chanh sả nhập khẩu có giá rất đắt khoảng 2 – 3 triệu đồng/lọ 5 ml nên người dân phát triển cây bạc hà chanh sả trong nước sẽ có tiềm lực tăng thu nhập cho người dân, phát triển các sản phẩm trong nước. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu hướng tới chương trình phát triển công nghiệp dược và cây dược liệu của Chính phủ tầm nhìn năm 2030.
Chị Kiều và nhóm nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển cây bạc hà chanh sả. |
Hiệu quả kinh tế xã hội
Với hiệu quả kinh tế xã hội của cây bạc hà chanh sả, bà Kiều cho biết với 7,5 kg cây bạc hà chanh sả tươi sẽ có 0,75 kg trà nguyên. Với 0,75 kg trà cây chanh sả bạc hồ khô trộn với 0,125 kg cây cỏ ngọt và 0,125 kg cỏ chanh sẽ tạo được 1 kg trà túi lọc. Mỗi túi lọc chứa 0,2 g nguyên liệu đã phối trộn sẽ tạo được 500 túi lọc. Mỗi hộp chứa 20 túi lọc, được 25 hộp giá bán sỉ trên thị trường là 80 nghìn đồng/hộp người làm sẽ thu được lợi nhuận khoảng 587 nghìn đồng/7,5 kg chanh sả bạc hà và lợi nhuận này đạt khoảng 41,6 % so với đầu tư ban đầu.
Đặc biệt với cây bạc hà chanh sả sử dụng làm tinh dầu, 2 tấn cây này thì chiết suất được 1.500 ml tinh dầu, mỗi chai tinh dầu chứa 10 ml tinh dầu nguyên chất với giá bán sỉ là 850 nghìn đồng/10 ml thì lợi nhuận khoảng trên 100 triệu đồng/ha.
Hiện sản phẩm được doanh nghiệp tư nhân là Cơ sở sản xuất trà và cà phê An Thi (thành phố Cần Thơ) phân phối với tên thương mại “Trà thảo dược Lemon Balm” và “Tinh dầu Lemon Balm”, cây bạc hà chanh sả nuôi cấy mô đang được bán với giá khoảng 3.000 đồng/cây. Nhóm đang nhân giống để cung cấp cho nông dân, công ty trong và ngoài tỉnh với diện tích khoảng 4ha.
Để giúp người tiêu dùng dễ sử dụng, trà thảo dược túi lọc và tinh dầu bạc hà chanh sả được nhóm thiết kế đựng trong các túi, chai, lọ với kiểu dáng nhỏ gọn tiện mang theo khi ra ngoài.
Trước đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã giao cho Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN nhân giống cây bạc hà chanh sả bằng biện pháp nuôi cấy mô đỉnh sinh trưởng để tạo ra cây giống sạch bệnh, và hỗ trợ cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình sản xuất gắn kết với chuỗi giá trị, gồm có: bàn giao cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, hướng dẫn thu hoạch và chăm sóc cây sau thu hoạch, thu mua, chiết xuất tinh dầu và thương mại các sản phẩm từ bạc hà chanh sả, đây là một trong những nội dung chính của nhiệm vụ: “Quản lý và khai thác, vận hành và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật tạo sản phẩm khoa học công nghệ thương mại”.
Khánh Chi