Nghịch lý mua bán vàng bình ổn

Trái với mong đợi, liệu pháp Ngân hàng Nhà nước cho phép 5 ngân hàng và Công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) bán vàng để bình ổn thị trường vàng trong nước không những không "dẹp loạn" được thị trường, còn làm nảy sinh nỗi lo về lợi ích nhóm.

Nghịch lý mua bán vàng bình ổn

Nghịch lý mua bán vàng bình ổn

Nhiều ngân hàng bắt buộc khách hàng mua rồi phải gửi lại vàng cho ngân hàng

Ảnh: Huệ Anh

Ngân hàng giữ để tránh đầu cơ?

Chị Oanh (Thanh Xuân Bắc – Hà Nội) phàn nàn, chiều 19/10 chị tới chi nhánh của Ngân hàng Techcombank (một trong 5 ngân hàng được phép bán vàng bình ổn) để mua 2 lượng vàng, nhưng nhân viên giao dịch tại đây "mặc cả" ngân hàng chỉ bán vàng cho khách hàng cá nhân với điều kiện khách hàng mua và phải gửi lại ngân hàng.

"Tuần trước người nhà tôi vừa mua vàng cũng tại một trong các ngân hàng bán vàng bình ổn nhưng không bị "ép" buộc phải gửi lại ngân hàng như thế. Dù giá rẻ hơn ngoài thị trường nhưng chính sách chặt chẽ thế, quá bằng ép khách hàng" – chị Oanh thắc mắc. Giải thích, nhân viên tư vấn của Techcombank cho biết, mỗi ngân hàng có một chính sách khác nhau, nhưng Techcombank bắt buộc phải làm vậy để tránh đầu cơ.

Cũng nằm trong diện ngân hàng bán vàng bình ổn, nhưng khách tới mua vàng tại hệ thống của DongaBank lại không bị ép phải gửi vàng lại ngân hàng. Bước ra từ một chi nhánh của DongaBank trên đường Láng Hạ, anh Hùng (Thành Công – Ba Đình) cho biết, anh vừa mua tại đây 5 lượng vàng nhưng nhà băng không bắt buộc khách hàng phải gửi lại ngân hàng. Tuy nhiên, nhân viên nhà băng này cho rằng ngân hàng chỉ giữ hộ vàng và khuyên khách nên gửi lại, vừa được hưởng lãi suất, vừa an toàn.

Hiện, mức lãi suất huy động vàng tại DongaBank đang được "đẩy" lên cao nhất, tới 3%/năm cho kỳ hạn 3-12 tháng, các kỳ hạn ngắn 1 tháng được áp mức lãi suất 2%/năm. So với cách đây 1 tuần, nhà băng này đã tăng mạnh lãi suất huy động vàng thêm 1%/năm. Nhưng, nếu khách hàng không mua vàng tại DongaBank nhưng gửi tại đây thì sẽ phải chịu chi phí kiểm đếm 0,05% giá trị khoản gửi.

Cuộc đua lãi suất huy động vàng thêm nóng, khi cả ngân hàng không nằm trong khối G5+1 cũng đang đẩy lãi suất này lên cao. Thậm chí, Maritime Bank còn đưa ra sản phẩm cầm cố vàng, với mức lãi suất 4,5%/tháng, tương đương 54%/năm. Tối đa khách hàng sẽ được vay 85% giá trị vàng cầm cố và chịu lãi suất 1.500 đồng/1 triệu/ngày.

Trước đó, ngày 6/10 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 32 bổ sung sửa đổi một số điều trong Thông tư 11 được ban hành ngày 29/4/2011 về siết chặt hoạt động cầm cố vàng, và đại diện Maritime Bank cho biết, ngân hàng đã dừng triển khai sản phẩm này.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Infonet tại một trong hai điểm triển khai sản phẩm cầm cố vàng của Maritime Bank trên đường Đồng Xuân ngày 19/10, sản phẩm vẫn được triển khai bình thường. Nhân viên tại đây còn tư vấn rất nhiệt tình cho khách có ý định tìm hiểu về sản phẩm.

Lạm dụng khái niệm "bình ổn"

Thị trường vàng đã được "thả" từ lâu không có sự kiểm soát chặt chẽ, nên để đưa thị trường này vào khuôn khổ không hề đơn giản. Ngay như liệu pháp để nhóm G5+1 "đổ" vàng ra "cứu" thị trường cũng không đủ mạnh để thị trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh tỏ ra hoài nghi với khái niệm "vàng bình ổn". Ông Ánh cho rằng, vàng là hàng hóa đặc biệt nên không thể muốn bình ổn là làm ngay được. "Chừng nào còn chưa coi vàng là tiền, thì cách ứng xử với vàng sẽ còn méo mó và chưa trúng vào vấn đề" – ông Ánh nói và cho rằng, giải pháp NHNN cho phép nhóm G5+1 bán vàng ra để bình ổn thị trường là giải pháp "trúng" nhưng chưa đủ.

Không phủ nhận, việc bán vàng bình ổn thời gian ngắn qua đã khiến giá trong nước kéo gần khoảng cách với giá thế giới hơn, tuy nhiên vẫn lặp lại điệp khúc giảm nhỏ giọt và vẫn đắt hơn giá quốc tế tới 2 triệu đồng/lượng. Đơn cử, ngày 20/10 giá vàng trong nước giảm sâu về mức 43 triệu đồng/lượng, tính theo tỷ giá quy đổi thì vẫn cao hơn thế giới hơn 2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch trước đó có lúc đỉnh điểm lên đã tới xấp xỉ 4 triệu đồng/lượng.

Không những không dẹp loạn được thị trường, các chuyên gia còn tỏ ra nghi ngờ, bởi bản thân các NH hay DN tham gia bán hàng bình ổn cũng là DN kinh doanh, mà kinh doanh thì lợi nhuận đặt lên hàng đầu, nên không có chuyện hô hào suông là được. "Dường như đang có sự lạm dụng quá đáng khái niệm "bình ổn" – ông Ánh quả quyết.

Giải thích cho lý lẽ cho mình, ông Ánh phân trần: Chúng ta vẫn phải đi nhập vàng, nguồn dự trữ gần như không có. Thị trường trong nước một phần phụ thuộc vào giá thế giới, nhưng khi chưa tạo ra sự liên thông thị trường trong và ngoài nước thì đừng mong có giá sát thực và thị trường ổn định. "Hễ không "dẹp loạn" được giá thì Nhà nước đành tung ra chiêu bình ổn. Từ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu rồi giờ là đến vàng, nhiều khả năng sắp tới điện cũng sẽ được "liệt" vào danh sách các mặt hàng cùng bình ổn"- ông Ánh nói.

Hoài nghi về liều thuốc mà NHNN sử dụng cho thị trường vàng vừa qua, các chuyên gia còn cho rằng, chính sự chỉ định hay cho phép một nhóm NH, DN bán vàng ra bình ổn thị trường còn khiến tạo ra sự phân biệt đối xử không cần thiết. Vì sao chỉ có 5 NH và 1 DN được chọn, trong khi còn có rất nhiều đơn vị khác có nguồn lực không được tham gia. "Vô hình trung giải pháp này còn dẫn tới sự tiêu cực, cơ chế xin – cho lại có "đất dụng võ" – ông Ánh tiếp lời.

Còn TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN đề xuất, bình ổn thị trường vàng phải có công cụ, muốn vậy phải huy động được vàng trong dân. Khi đó, Nhà nước sẽ sử dụng số vàng này để kinh doanh, khi cần có thể tung ra can thiệp thị trường, không phải mất ngoại tệ để nhập khẩu vàng.

Linh Anh

Ảnh: Huệ Anh

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.