Nghẹt mũi tưởng viêm xoang, cô gái đi khám lại ra ung thư
Có các dấu hiệu nghẹt mũi, đau vùng xoang trán, Lê Thị M.H 24 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội chỉ nghĩ mình bị xoang và do thời tiết hiện nay thay đổi. Cô không ngờ đó là dấu hiệu của căn bệnh ung thư.
Dấu hiệu của ung thư xoang mũi
H. 24 tuổi, đang đi làm tại Hà Nội tâm sự cô bị xoang từ ngày học cấp 3. Mỗi năm vào mùa này H. lại khổ sở vì viêm mũi xoang. Năm nay cũng tương tự, H. thấy đau ở vùng mũi lên trán kèm theo nghẹt 1 bên mũi. H. ngại với đồng nghiệp vì suốt ngày phải dùng giấy rồi khụt khịt nên cô đến bệnh viện kiểm tra. Tâm lý của H. đi khám “chơi chơi” vì cô nghĩ xoang đến hẹn lại lên chứ không phải bệnh nặng.
Tuy nhiên, khi nội soi vùng xoang, mũi, họng bác sĩ phát hiện có u ở xoang cạnh mũi. Kiểm tra chuyên sâu thì bác sĩ chẩn đoán ung thư xoang mũi. Nghe ung thư, bản thân H. sốc vì cô còn quá trẻ, lại bị căn bệnh ung thư đầu cổ.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – chuyên gia tai mũi họng, Giám đốc BV Đa khoa An Việt, ung thư khoang mũi và xoang cạnh mũi là những bệnh ung thư khởi phát từ vùng đầu và cổ. Ung thư khởi phát trong khoang mũi khoảng mở phía sau mũi gọi là ung thư khoang mũi.
Căn bệnh thường có các triệu chứng vay mượn của viêm mũi xoang khác nên người bệnh thường không phát hiện ra.
Tuy nhiên, PGS An cảnh báo khi gặp các triệu chứng kéo dài như nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai, chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng, chảy máu cam thường xuyên và liên tục… người bệnh nên cẩn trọng và đi kiểm tra để tìm ra bệnh sớm.
Việc kiểm tra chỉ cần bác sĩ nội soi vùng mũi xoang. Dưới hướng dẫn của hình ảnh nội soi, các bác sĩ có thể lấy một mảnh khối u (sinh thiết tế bào) để xác định bệnh. Nếu là ung thư, người bệnh cần được chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định độ lan rộng cũng như ảnh hưởng của khối u.
PGS Hoài An nội soi mũi, họng cho bệnh nhân. |
Các phương pháp điều trị
Hiện nay việc điều trị ung thư vùng xoang mũi được áp dụng nhiều phương pháp.
Có thể thực hiện phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ung thư và một phần mô lành xung quanh. Trong một số trường hợp, toàn bộ hoặc một phần của vách ngăn (bức vách giữa chia đôi khoang mũi) hoặc xương ở lân cận có thể cần được loại bỏ. Phẫu thuật cũng được sử dụng để loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ có thể đã bị ung thư. Phẫu thuật còn được sử dụng để khắc phục những thay đổi do ung thư. Ví dụ phẫu thuật để đặt ống sonde dạ dày cho ăn khi không thể nuốt, hoặc phẫu thuật tạo hình lại một phần của mũi.
Phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ung thư và một phần nhỏ mô lành xung quanh. Trong một số trường hợp, cần phải cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần xoang cạnh mũi hoặc xương gần hốc mắt, vòm khẩu cái hoặc mũi. Phẫu thuật cũng được sử dụng để loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ có thể đã bị ung thư. Phẫu thuật còn được sử dụng để khắc phục những thay đổi do ung thư như phẫu thuật đặt ống sonde dạ dày khi không thể nuốt, hoặc phẫu thuật tạo hình lại một phần vòm khẩu cái giúp bạn ăn, hoặc tạo hình lại hốc mắt.
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể thực hiện đơn độc hoặc cùng với hóa trị (được gọi là hóa xạ trị). Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giúp giảm các triệu chứng như đau, chảy máu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác khi ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.
Hóa trị là sử dụng thuốc để chống lại ung thư. Thuốc có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống dưới dạng thuốc viên. Hóa trị được điều trị theo chu kỳ hoặc vòng. Sau mỗi đợt điều trị là một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.
Ngoài ra, các liệu pháp điều trị đích cũng mang lại hiệu quả cho bệnh nhân. Đây là phương thức điều trị nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chủ thể hoặc sử dụng các cấu trúc nhân tạo của hệ thống miễn dịch để tấn công các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch được sử dụng bằng đường tĩnh mạch.
Khánh Chi