Nghệ sĩ hài Phương Bình: "Từ một diễn viên qua làm gái chỉ một bước chân"

"Ra ngoài thấy người ta mặc đẹp trong khi mình là nghệ sĩ mà nghèo quá. Chỉ cần nghĩ chệch hướng là hư đời...", nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Hầu như nghệ sĩ nào làm nghệ thuật cũng vì 2 chữ đam mê. Nhưng đam mê cỡ như... Phương Bình thì cũng lạ lắm!

Anh từng bỏ nghề, về quê cưới vợ, chuyển sang công tác ở Đài truyền hình tỉnh nhưng chỉ được 2 năm, nhớ nghề quay quắt, anh trốn vợ khăn gói trở lại Sài Gòn. Mấy chục năm ở nhà thuê, chật vật mưu sinh, anh cũng chưa từng hối hận hay có ý định ruồng rẫy cái nghề này. Thôi thì đã sinh ra làm phận con tằm, dẫu thế nào thì cũng phải nhả tơ...

Từ chối thi gameshow dù được cam kết đoạt giải

Minh chứng cho cái sự đam mê nghề ấy của Phương Bình có nhiều lắm, nhưng điều mà ai cũng thấy là chuyện anh "cầm đầu" anh em diễn viên sân khấu Kịch Sài Gòn giữ lửa hàng đêm. Dẫu phải bỏ cả tiền túi ra trong khi anh vẫn chắt bóp từng đồng, anh cũng vui lòng.

Phương Bình tâm sự: "Tôi diễn ở Kịch Sài Gòn từ hồi sân khấu còn nằm trên đường Pasteur, chưa dời về Cao Thắng. Có một thời gian, tôi ngưng vì kẹt đi làm phó đạo diễn phim, rồi về sân khấu lại cũng chừng 3,4 năm nay.

Khi anh Mạnh Tràng mất, Phước Sang vì sức khỏe không tốt nên không quán xuyến được sân khấu, nói tôi thay mặt quản lý. Tôi cùng 3 anh em nữa gồm Hữu Nghĩa, Quỳnh Ngân, Minh Thảo đại diện cho anh em nhóm Kịch Sài Gòn để làm.

Nghệ sĩ Phương Bình rất tâm huyết với sân khấu kịch Sài Gòn.

Tôi đứng ra vận động anh em. Bởi có những anh em diễn ở Kịch Sài Gòn 16, 17 năm rồi. Và cho tới giờ phút này, Kịch Sài Gòn là sân khấu duy nhất còn diễn hàng đêm những sân khấu khác chỉ diễn thứ 6, thứ Bảy, Chủ nhật.

Anh em bắt tay nhau bằng phương pháp, tiền vé bán được, trừ mặt bằng, chi phí nhân công điện đài, 10% số còn lại dùng để tái đầu tư vở mới còn bao nhiêu chia đều bình quân đầu người, không phân biệt nghệ sĩ loại A, B, C gì hết.

Khán giả tới sân khấu, không phải để xem ngôi sao mà xem nội dung kịch hay hay dở. Anh em xác định, kịch bản hay, diễn tốt thì chắc chắn sẽ có khán giả nên ai cũng vui vẻ đồng ý.

Tình hình sân khấu bây giờ khó khăn chung, từ thứ 2 đến thứ 5, đủ trả tiền hụi hàng đêm là chúng tôi mừng lắm rồi. 3 ngày cuối tuần, bán được nhiều vé thì bù vô lương cho anh em. Ai cũng làm trên tinh thần vui vẻ, đỡ hơn là mình ở nhà nằm không.

Tôi nói với anh em rằng, cứ nghĩ sân khấu là nơi anh em mình tới đây tâm sự và luyện nghề hàng đêm. Vì nghề này mà không khổ luyện thì khi diễn sẽ bị cứng. Anh em đồng tình lắm".

Cũng theo chia sẻ của nghệ sĩ Phương Bình, nếu diễn viên chỉ diễn sân khấu thì không thể đủ mưu sinh. Đa số anh em đều phải chạy show bên ngoài như diễn tiểu phẩm, sitcom, hài, gameshow, phim truyền hình...

Bởi mức lương diễn 1 đêm của nghệ sĩ ngôi sao cũng chỉ tầm 1 triệu/suất. Nếu vở nào cũng có vai, 1 tuần 3 suất thì nhiều nhất cũng chỉ 12 triệu. Còn diễn viên trẻ, lương từ 500.000 đến 700.000 đồng 1 suất diễn mà không phải vở nào cũng có vai.

"Hiện tại, anh em Kịch Sài Gòn diễn từ thứ 2 đến thứ 5 gần như không lương, ăn thua chút đỉnh 3 ngày cuối tuần. Tính đến thời điểm này, 4 "cán sự" của sân khấu Kịch Sài Gòn mỗi người bù lỗ 15 triệu để đầu tư vở mới. Tất cả những con số này, chúng tôi cũng công khai với anh em hết", nghệ sĩ Phương Bình kể.

Nghệ sĩ Phương Bình.

Hỏi anh, tại sao không tham gia gameshow để có thêm nguồn thu trong khi nghệ sĩ "nô nức" đi theo con đường này, anh bộc bạch: "Một số gameshow cũng mời tôi tham gia, cam kết đoạt giải nhưng tôi từ chối. Nói thì anh em mất lòng nhưng mình làm nghề 30 năm rồi, giờ lên sân khấu diễn cho đàn em con cháu nhận xét, thi thố... mình không làm được.

Khổ thì khổ nhưng mình không đánh đổi vậy được. Không thể vì 200, 300 triệu mà để mất lòng tự trọng. Còn những gameshow mang tính biểu diễn như Ơn giời, cậu đây rồi... tôi vẫn tham gia. Em út tham gia thi thố, mời mình trợ diễn, tôi vẫn giúp chứ thi thì không".

"Từ một diễn viên qua làm gái chỉ một bước chân"

Đam mê nghề là thế nhưng nghệ sĩ hài Phương Bình nhất định không cho con theo nghệ thuật. Và hễ có ai hỏi ý kiến anh, anh cũng thật lòng khuyên họ đừng dấn thân vào nghề này... nếu nhà nghèo, cha mẹ không có điều kiện hỗ trợ. 

Bởi hơn ai hết, anh hiểu mình đã phải trả giá như thế nào cho cái đam mê đó bằng cả cuộc đời thăng trầm của mình.

Anh tâm sự: "Không chỉ con tôi mà nhiều bạn trẻ cũng đam mê và muốn theo nghề này, hỏi ý kiến tôi. Tôi hỏi "điều kiện gia đình con thế nào"? Nó bảo "nhà con nghèo lắm". Tôi nói thẳng "vậy con nghỉ đi". 

Nghề này cực khổ vô cùng. Nếu gia đình có điều kiện lo cho mình 5,7 năm để mình thử thách, cùng với năng lực thật sự, họa may mới sống được. Đó là đối với nam giới. Còn với nữ, môi trường dễ cám dỗ. Từ một diễn viên qua làm gái chỉ một bước chân.

Khổ thế nào thì ngày mình vẫn phải ăn 2,3 bữa cơm. Nghề này mặc đẹp quan trọng lắm. Ra ngoài thấy người ta mặc đẹp trong khi mình là nghệ sĩ mà nghèo quá, chỉ cần nghĩ chệch hướng là hư đời. Thì đang lúc nghèo, có đại gia, anh nhà giàu tới làm quen, qua đêm cái có 5 triệu, 10 triệu, từ từ thành thói quen hư hỏng. Khó khăn quá đâm ra làm liều.

Nghệ sĩ Phương Bình hài hước trên hiện trường, đùa giỡn cùng đồng nghiệp.

Bởi vậy, cái nghề này phải có điều kiện mới theo được. Có thể mình chấp nhận khổ vì đam mê nhưng cũng không nên. Đam mê mà không có năng khiếu thì cũng thua.

Nghe tôi nói, nhiều người nản nhưng đó là sự thật. Bản thân lớp tôi ngày xưa 28 người, giờ những người làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Nghề này đào thải khủng khiếp. Tôi làm gần 30 năm mới mua được nhà, phải trả giá kinh hồn.

Tôi may mắn có được bà xã hiểu và thương chồng, nếu không, chắc cũng ly dị, cũng 2,3 đời vợ rồi. Ai mà chấp nhận như thế!

Con trai tôi cũng thích theo nghề nhưng tôi không cho. Nó thi Đại học Văn hóa, chuyên ngành Văn hóa học rồi ra làm truyền thông. Vợ nó làm chương trình truyền hình 60 giây. Công việc đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn đạo diễn nên giờ chúng nó muốn thi khoa đạo diễn. Giờ nó lớn rồi, đã có gia đình nên tôi không cản nữa mà tư vấn, tham mưu cho con".

Cao Thanh Hương/TGT

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !