Nghề ‘không làm gì’ cũng kiếm được tiền nuôi sống cả gia đình
Người đàn ông ở Nhật Bản khiến nhiều người ghen tỵ với nghề "không làm gì" cũng kiếm được tiền để nuôi vợ con.
Anh Shoji Morimoto (38 tuổi) đang làm một công việc khiến nhiều người ao ước đó là được trả tiền mà không cần phải làm gì.
Reuters đưa tin, theo anh Morimoto, một cư dân ở thành phố Tokyo của Nhật Bản, anh được trả 10.000 yen (71 USD) cho một giờ đồng hồ ở bên cạnh khách hàng và đơn giản đóng vai làm bạn đồng hành.
Anh Morimoto ngồi cùng khách hàng tại quán cà phê ở Tokyo. (Ảnh: Reuters) |
“Thực tế, tôi cho thuê bản thân mình. Công việc của tôi là đi theo bất cứ đâu mà khách hàng muốn và không cần làm gì thêm”, anh Morimoto cho biết trong vòng 4 năm qua, anh đã “đi làm” khoảng 4.000 lần.
Với ngoại hình cao gầy và khuôn mặt ở mức trung bình, anh Morimoto vẫn có gần 250.000 người theo dõi trên nền tảng Twitter. Đây cũng chính là nơi diễn ra phần lớn giao dịch giữa anh Morimoto và khách hàng. Trong số này có hơn 1/4 khách hàng đã nhiều lần tái sử dụng dịch vụ của anh Morimoto. Thậm chí, một khách hàng đã thuê anh Morimoto tới 270 lần.
Công việc của anh Morimoto đôi khi là đi cùng khách hàng tới công viên để chơi bập bênh. Hay anh này sẽ đứng ở nhà ga vẫy tay chào một người xa lạ qua cửa sổ tàu hỏa chỉ vì vị khách hàng muốn có cảm giác được tạm biệt.
Trên thực tế, nghề “không làm gì” mà anh Morimoto đang làm không có nghĩa là anh sẽ chấp nhận làm bất cứ việc gì mà khách hàng yêu cầu. Cụ thể, anh Morimoto từng từ chối lời đề nghị di chuyển một chiếc tủ lạnh, hay cùng đi tới Campuchia. Anh cũng không bao giờ nhận công việc liên quan tới tình dục.
Hồi tuần trước trong buổi làm việc ở quán cà phê tại Tokyo, anh Morimoto đã ngồi đối diện với cô Aruna Chida (27 tuổi), một chuyên gia phân tích dữ liệu đang mặc bộ sari màu vàng. Yêu cầu đối với người đàn ông (38 tuổi) là đôi khi nói chút chuyện với cô gái trong lúc uống trà và ăn bánh.
Lý do cô Chida thuê anh Morimoto là vì cô gái muốn được mặc trang phục sari của người Ấn Độ, nhưng lại lo lắng về ánh mắt của những người bạn. Do đó, cô gái đã thuê anh Morimoto đi cùng.
“Khi đi với những người bạn, tôi cảm giác mình cần mua vui cho họ. Nhưng ngồi với anh Morimoto, tôi không cảm thấy cần phải nói nhiều”, cô Chida giải thích lý do thuê anh Morimoto “hộ tống”.
Trước khi làm nghề bầu bạn với người khác, anh Morimoto từng làm việc tại một công ty in ấn và thường bị mắng mỏ là “không làm gì”.
“Tôi bắt đầu tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cung cấp năng lực ‘không làm gì’ của mình thành dịch vụ phục vụ khách hàng”, anh Morimoto tâm sự.
Hiện tại, nghề làm bạn với người khác đang là nguồn thu nhập duy nhất của anh Morimoto để nuôi vợ con. Dù từ chối tiết lộ số tiền có thể kiếm được, nhưng anh Morimoto cho biết mỗi ngày anh sẽ gặp từ 1 – 2 khách hàng. Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, mỗi ngày anh Morimoto sẽ gặp gỡ 3 – 4 khách hàng.
“Mọi người nghĩ rằng ‘nghề không làm gì’ của tôi là có giá trị, bởi nó giúp ích cho người khác. Thật tốt khi thực sự không cầm làm gì. Mọi người không cần phải tỏ ra hữu dụng theo cách cụ thể nào”, anh Morimoto chia sẻ.
Chiêu trò lên mạng giả vờ nhận nuôi thú cưng để tống tiền chủ cũ
Giả vờ lên mạng xin nhận nuôi thú cưng, đối tượng sau đó yêu cầu người chủ cũ trả tiền nếu không sẽ làm hại con vật.
Giới trẻ không cần người yêu, chỉ thích thú cưng vì sợ... drama
Không còn xem trọng chuyện có người yêu để kết hôn và sinh con, giới trẻ Trung Quốc chọn nuôi thú cưng để "tránh drama".
Minh Thu (lược dịch)