Nghệ An nói gì về con số 131 trẻ tử vong do đuối nước trong hơn 2 năm?

Từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tại Nghệ An có 131 trẻ em tử vong do đuối nước, bình quân mỗi năm toàn tỉnh xảy ra 35 vụ đuối nước trẻ em, trên 50 trẻ bị tử vong.

Có nên đưa môn bơi vào trường học?

Tại phiên chất vấn kỳ họp 14, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII sáng 7/7, công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều đại biểu.

Theo đại biểu Hồ Sỹ Nguyệt (tổ đại biểu Quỳnh Lưu), từ thực trạng tỉ lệ trẻ em tử vong cao do đuối nước trong nhiều năm qua, đã có nhiều ý kiến cần xem xét đưa môn bơi vào dạy ở các trường học.

Đại biểu Lê Văn Lương băn khoăn về tình trạng đuối nước trên địa bàn. (Ảnh. NTV)

“Trong thời gian tới, Sở GD-ĐT có lộ trình, giải pháp, kế hoạch gì để từng bước đưa môn bơi là môn giáo dục thể chất vào dạy trong các trường học?”, ông Nguyệt đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An - ông Thái Văn Thành, cho biết, việc đưa môn bơi vào dạy sẽ gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, nguồn lực. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành giáo dục đã phối hợp với ngành văn hóa xin ý kiến của UBND tỉnh để đào tạo việc dạy bơi cho các giáo viên và được cấp chứng chỉ một cách bài bản.­­­ ­

“Ngành cũng đã lồng ghép thực hiện môn bơi ở các trường tiểu học trên địa bàn. Trong thời gian tới ngành tiếp tục phối hợp với Sở VH-TT bồi dưỡng giáo viên dạy bơi, cấp chứng chỉ cho các giáo viên bởi vì môn bơi rất quan trọng và phát triển toàn diện”, ông Thành cho hay.

Trước đó, đại biểu Lê Văn Lương (đại biểu TX. Thái Hòa) cho rằng, đuối nước là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong đối với trẻ em trong thời gian qua. 

Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An - ông Thái Văn Thành, trả lời chất vấn. (Ảnh. NTV)

"Vậy trách nhiệm, nguyên nhân chính dẫn tới tử vong do đuối nước ở trẻ em là gì? Ngành sẽ tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp mới nào để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới?", đại biểu Lương nêu câu hỏi.

Ông Thái Văn Thành cho biết, việc phòng chống đuối nước cho học sinh có sự hỗ trợ rất tốt của Tỉnh đoàn Nghệ An. Các điểm nguy hiểm đoàn đều cắm các biển cảnh báo, phòng chống đuối nước. 

Ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống đuối nước, tập trung quản lý tốt các em học sinh về sinh hoạt hè, triển khai các mô hình: ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn về phòng chống tại nạn thương tích trẻ em và các mô hình dạy bơi hiệu quả.

Một giáo viên chịu trách nhiệm dạy bơi cho 428 học sinh

Giám đốc Sở LĐTB-XH Nghệ An - ông Đoàn Hồng Vũ, cho biết từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tỉnh Nghệ An có 131 trẻ em tử vong do đuối nước, bình quân mỗi năm trung bình xảy ra 35 vụ đuối nước trẻ em với trên 50 trẻ em bị tử vong.

Giám đốc Sở LĐTB-XH Nghệ An - ông Đoàn Hồng Vũ chỉ ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến đuối nước. (Ảnh. NTV)

Theo thống kê, các vụ đuối nước, tỷ lệ đuối nước tại ao nhà, hồ nước cạnh nhà khá cao. Như năm 2020, tỷ lệ là 34% với 19/56 em; năm 2021, tỷ lệ là 40,4% với 21/52 em; năm 2022, tỷ lệ cao nhất là 43,34% với 23/53 em; 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ là 26,9% với 7/26 em.

Ông Vũ đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân khách quan là do Nghệ An có hệ thống sông, suối, ao, hồ nhiều; bờ biển dài, mưa lũ, nắng hạn thất thường...

Nguyên nhân chủ quan gắn với trách nhiệm của các đối tượng. Đó là một bộ phận gia đình lo làm ăn kinh tế; bố mẹ đi làm ăn xa, con cái ở nhà với ông bà, anh chị; do người thân sơ ý, thiếu sự giám sát khiến trẻ em bị rơi xuống ao, hồ, sông... và dẫn đến đuối nước ở trẻ.

Trong 2 năm, tỉnh Nghệ An có 131 trẻ em chết đuối thương tâm. Ảnh: Việt Hoà

Nguyên nhân thứ hai là số trẻ em chưa biết bơi, chưa được rèn kỹ năng bơi an toàn trong môi trường nước. Theo thống kê, tổng số trẻ em, học sinh tiểu học, THCS trên địa bàn trên 511.000 em, trong đó, tỷ lệ biết bơi ở bậc tiểu học chỉ đạt 17,3%; bậc THCS đạt 33,6%; tỷ lệ trẻ em, học sinh từ 6 đến 15 tuổi đạt 23,6%.

Bên cạnh đó, số giáo viên, người hướng dẫn đáp ứng yêu cầu dạy bơi cho trẻ em trên địa bàn ở các trường chỉ được 1.193 người. Như vậy, cứ 1 giáo viên phải chịu trách nhiệm cho 428 học sinh. 

Nguyên nhân thứ ba, là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, trường học chưa thực sự ưu tiên, quan tâm sâu sát, có điều kiện để giúp các em trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước, nhất là về dạy bơi.

Nguyên nhân thứ tư, trách nhiệm phối hợp của các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, giữa gia đình, nhà trường và các địa phương trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước ở trẻ em.

Nguyên nhân thứ năm, công tác tạo nguồn lực cho vấn đề này còn ít, trong 2,5 năm qua, ngân sách chỉ chi trực tiếp hơn 16,6 tỷ đồng cho công tác này. Bên cạnh đó, việc xã hội hóa lĩnh vực này còn yếu nên đến hiện nay, toàn tỉnh mới có 216 bể bơi đạt yêu cầu, trong đó, có 111 bể bơi cố định và 105 bể bơi di động.

Nguyên nhân thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em còn thiếu và yếu, chưa có cán bộ chuyên trách công tác trẻ em ở cấp huyện và cấp xã; chế độ, phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên khối, xóm, thôn, bản còn thấp.

“Chúng ta chưa phối hợp được trong tuyên truyền cho sát thực tế; chưa phát hiện và đánh giá được những trẻ em có nguy cơ hiện hữu về tai nạn thương tích và đuối nước, từ đó đưa ra cảnh báo. Mặt khác, các hoạt động vui chơi cho trẻ em còn ít; chưa ngăn chặn được nguy hiểm ở một số vị trí khi xảy ra mưa lũ, dẫn đến những cái chết thương tâm”, ông Vũ nói.

Việt Hoà

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !