Nghệ An: Dân bản ra suối hái rêu đá chế biến món ăn, tăng thu nhập

Xuống suối hái rêu đá để chế biến các món ăn là tập quán lâu đời của cộng đồng người Thái ở vùng cao Nghệ An. Thứ “rau ăn” này còn được đem bán để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Dòng sông Nậm Xan chảy qua bản Tùng Hương, xã Tam Quang (huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An) khởi nguồn từ vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát với dòng nước trong vắt. Từ đường cái xa hàng chục mét có thể nhìn rõ lớp đá dưới đáy dòng sông bám đầy rêu xanh rì.

Ngày Tết đang cận kề, giữa dòng suối này, nhiều người dân vẫn đang dầm mình để hái rêu về chế biến món ăn.

{keywords}
Sông Nậm Xan qua bản Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An) là nơi người dân thường ra lấy rêu.

Người dân địa phương cho biết, từ lâu, rêu đá đã trở thành thứ “rau ăn” đặc biệt của cộng đồng người Thái.

Lô Thị Lang (18 tuổi, trú bản Tùng Hương, xã Tam Quang) theo chúng bạn đi lao động ở các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh gần 2 năm nay. Đầu năm 2022, doanh nghiệp cho nghỉ Tết sớm để về quê. Hàng ngày, Lang cùng mẹ xuống suối để hái rêu cải thiện bữa ăn trong gia đình và đem bán.

Cô gái trẻ chia sẻ, bản thân rất thích các món ăn chế biến từ rêu đá nên rất hào hứng khi được ra suối hái rêu. Địa hình dốc, nước xiết nhưng những mảng rêu vẫn bám chắc vào lớp đá, xanh rì. Rêu xuất hiện trên các lưu vực sông suối vào cuối mùa thu đến tháng 2 năm sau mới hết. Khoảng thời gian này có thể gọi là mùa rêu đá.

{keywords}
{keywords}
Để có một mớ rêu, người dân phải ngâm mình dưới sông, suối hàng giờ đồng hồ.

Do tác động của môi trường nên hiện nay rêu chỉ mọc ở các bản làng vùng cao. 1kg rêu tươi đã làm sạch cát sạn có giá bán khoảng 15 - 20 ngàn đồng.

Người đồng bào Thái sống dọc các lưu vực sông Lam (ở các huyện Con Cuông, Tương Dương) hay sông Nậm Mộ, Nậm Nơn (chảy qua Tương Dương, Kỳ Sơn) cũng rất ưa thích các món ăn chế biến từ rêu đá.

Chế biến rêu đá thành món ăn rất mất công dù chẳng phải quá cầu kỳ. Phụ nữ Thái thường hái về giũ sạch đất cát, sau đó đem vào cối giã cho mềm. Giã xong thì đem ra suối đãi một lần nữa cho thật sạch rồi mang về dùng dao băm thật kỹ mới bắt đầu chế biến thành món ăn. Công đoạn này thường mất cả giờ đồng hồ vì đất cát thường bám vào rêu rất chắc, phải rửa qua nhiều lần mới sạch và đem giã.

“Mọc” là món ngon và phổ biến nhất được chế biến từ rêu đá. Người ta đem rêu sau khi đã sơ chế trộn với gạo giã nhuyễn, thịt gà, hành, gia vị và gói bằng lá dong rồi đem hấp chín. Thời gian để hấp chín một nồi “mọc” rêu thường kéo dài hơn một giờ đồng hồ.

Hương vị của món ăn này thường rất đặc biệt. Rêu hòa quyện cùng gạo, thịt có vị bùi với một chút ngọt rất riêng. Tuy nhiên có một số nơi người ta không cho gạo giã nhuyễn vào món ăn và hương vị cũng khá dặc biệt.

Để đơn giản hơn, người ta thường hấp chín rêu đá cùng với gia vị và thịt trong nồi mà không cần gói lá dong. Cách chế biến này không ngon bằng khi gói trong lá dong nhưng lại nhanh chóng hơn.

{keywords}
Rêu đá sau khi chế biến thường có hương vị khá đặc biệt.

Rêu đá xuất hiện trong những bữa ăn thường ngày vào mùa lạnh của cư dân các làng bản vùng cao. Thời gian gần đây, rêu còn được bán như một thứ đặc sản tại các chợ nhỏ lẻ ở vùng cao xứ Nghệ.

“Hiện nay, người dân ở các bản làng gần khe suối đã biết lấy rêu về làm hàng hóa bán để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Đặc biệt, đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết”, một lãnh đạo UBND xã Tam Quang cho biết thêm.

Bảo Trâm

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !