Ngày 2/1 cả nước có 16.948 ca COVID-19 mới, Hà Nội lần đầu vượt mốc 2.000 ca

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 2/1 cho biết có 16.948 ca mắc COVID-19 tại 63 tỉnh, thành phố; Hà Nội lần đầu vượt mốc 2.000 ca/ ngày; Trong ngày có hơn 14.400 ca khỏi; 221 trường hợp tử vong

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam 

 - Tính từ 16h ngày 01/01 đến 16h ngày 02/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.948 ca nhiễm mới, trong đó 34 ca nhập cảnh và 16.914 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.092 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 11.948 ca trong cộng đồng). 

 - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.045), Hải Phòng (1.804), Vĩnh Long (1.280), Tây Ninh (946), Bình Phước (782), Khánh Hòa (780), Cà Mau (619), Bình Định (576), Hải Dương (545), Bạc Liêu (464), Trà Vinh (452), Bắc Ninh (403), TP. Hồ Chí Minh (384), Thừa Thiên Huế (350), Cần Thơ (293), Lâm Đồng (240), An Giang (235), Hưng Yên (223), Quảng Ninh (219), Đà Nẵng (202), Đắk Lắk (185), Hậu Giang (184), Sóc Trăng (171), Kiên Giang (169), Nghệ An (162), Hà Giang (148), Hòa Bình (147), Gia Lai (146), Bình Dương (145), Quảng Trị (143),

Lạng Sơn (141), Đồng Tháp (140), Đồng Nai (139), Quảng Nam (127), Bến Tre (120), Phú Yên (119), Thanh Hóa (117), Tiền Giang (115), Quảng Ngãi (112), Đắk Nông (105), Ninh Bình (99), Nam Định (93), Vĩnh Phúc (92), Bắc Giang (90), Hà Nam (85), Thái Nguyên (80), Bà Rịa - Vũng Tàu (72), Thái Bình (69), Phú Thọ (65), Quảng Bình (55), Kon Tum (54), Long An (51), Sơn La (50), Ninh Thuận (49), Cao Bằng (46), Lào Cai (41), Bắc Kạn (39), Tuyên Quang (24), Bình Thuận (22), Điện Biên (21), Yên Bái (20), Lai Châu (11), Hà Tĩnh (9).  

 - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Tháp (-265), Bình Thuận (-189), Hồ Chí Minh (-185).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+1.688), Hải Dương (+545), Hà Nội (+297).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.479 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (5).

 Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.763.040 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.878 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (504.197), Bình Dương (290.921), Đồng Nai (98.060), Tây Ninh (77.002), Hà Nội (49.631).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.420 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.372.696 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.746 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.771 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 988 ca

- Thở máy không xâm lấn: 148 ca

- Thở máy xâm lấn: 815 ca

- ECMO: 24 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 01/01 đến 17h30 ngày 02/01 ghi nhận 221 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (30) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Cần Thơ (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (41 ca trong 02 ngày), An Giang (17), Vĩnh Long (16), Đồng Tháp (15), Cần Thơ (15), Tiền Giang (11), Hậu Giang (9), Tây Ninh (8 ), Hà Nội (8 ), Sóc Trăng (7), Bình Dương (7), Kiên Giang (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Khánh Hoà (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Nam Định (2), Trà Vinh (2), Nghệ An (1), Đắk Lắk (1), Hà Giang (1), Gia Lai (1), Long An (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 224 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.831 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.497.557 mẫu tương đương 75.084.610 lượt người, tăng 83.487 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 01/01 có 592.352 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 152.818.575 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.716.536 liều, tiêm mũi 2 là 69.065.759 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 6.036.280 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 289.747.036 ca nhiễm, trong đó 254.234.149 khỏi bệnh; 5.458.384 tử vong và 30.054.503 đang điều trị (89.080 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 81.052 ca, tử vong tăng 1.233 ca.

- Châu Âu tăng 22.590 ca; Bắc Mỹ tăng 9.635 ca; Nam Mỹ tăng 166 ca; châu Á tăng 15.247 ca; châu Phi tăng 1.055 ca; châu Đại Dương tăng 32.359 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.399 ca, trong đó: Thái Lan tăng 3.112 ca, Philippines tăng 4.600 ca, Campuchia tăng 3 ca, Lào tăng 684 ca.

Bác sĩ khuyến cáo những loại thuốc F0 tuyệt đối không tự dùng, tránh nặng nề hơn

Bác sĩ khuyến cáo những loại thuốc F0 tuyệt đối không tự dùng, tránh nặng nề hơn

Nhóm thuốc này, nếu dùng sớm quá lại gây hại nhiều, khiến bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nặng nề hơn.

Ngồi gần F0 khoảng 15 phút, không đeo khẩu trang liệu có bị lây Covid-19?

Ngồi gần F0 khoảng 15 phút, không đeo khẩu trang liệu có bị lây Covid-19?

Ngồi sưởi ở đống lửa khoảng 15 phút, gần với F0 mà không biết nên không đeo khẩu trang. Vậy tôi có phải F1, liệu có khả năng bị nhiễm Covid-19 không và giờ phải làm sao?    

F0 bị sốt cần làm gì?

F0 bị sốt cần làm gì?

Hiện nay đa số người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng, nhưng có một số người có thể bị sốt đặc biệt là người chưa tiêm vắc xin. Vì vậy việc xử lý khi bị sốt cũng rất quan trọng, giúp người bệnh không bị mệt.

Theo suckhoedoisong.vn

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !