Ngày 14/11, Hà Nội thêm 119 ca mắc Covid-19 mới, có 42 ca ngoài cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 13/11 đến 18h ngày 14/11, Hà Nội ghi nhận 119 ca bệnh trong đó có 42 ca cộng đồng, 71 ca ở khu cách ly và 6 ca ở khu phong tỏa

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Các ca bệnh mới ghi nhận trong ngày phân bố tại 16/30 quận, huyện: Quốc Oai (22),  Nam Từ Liêm (16), Hà Đông (16), Ba Đình (14), Long Biên (10), Gia Lâm (8), Đống Đa (7), Bắc Từ Liêm (5), Mê Linh (5), Cầu Giấy (4), Hai Bà Trưng (3), Thanh Trì (3), Thanh Xuân (3), Hoàn Kiếm (1), Hoàng Mai (1), Tây Hồ (1.)

Phân bố 119 theo các chùm ca bệnh, ổ dịch:

Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (27);

Chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Đồng Quang, Quốc Oai (22)

Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (21);

Chùm liên quan Kho hàng Shopee KCN Đài Tư (11);

Sàng lọc ho sốt (9)

Chùm liên quan các tỉnh có dịch (9);

Chùm liên quan ổ dịch Chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (6)

Chùm liên quan ổ dịch Phú La-Hà Đông (6)

Chùm liên quan ổ dịch đường Trần Duy Hưng (3)

Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (3)

Chùm liên quan ổ dịch Yên Xá, Tân Triều (1)

 Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (1)

Trong đó, phân bố 42 ca cộng đồng theo theo chùm:

Chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Đồng Quang, Quốc Oai (22)

Sàng lọc ho sốt (9)

Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (4);

Chùm liên quan các tỉnh có dịch (4);

Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (3);

Phân bố 42 ca cộng đồng theo theo quận, huyện:

Quốc Oai (22), Nam Từ Liêm (5); Bắc Từ Liêm (4), Hà Đông (3), Ba Đình (2), Cầu Giấy (1), Đống Đa (1); Gia Lâm (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Trì (1), Thanh Xuân (1).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 6.043 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.271 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.772 ca.

Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, hôm nay Sở Y tế Hà Nội vừa đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca về còn tối thiểu 4 tuần.

Theo đó, thay vì khoảng cách tối thiểu 8 tuần như trước đây, người tiêm vắc xin AstraZeneca sẽ rút xuống 4 tuần khoảng cách giữa 2 mũi tiêm. Theo CDC Hà Nội, việc đề xuất phương án này nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Đề xuất này cũng dựa trên hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư trong văn bản gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19.

Theo đó, đối với vắc xin AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đề nghị triển khai tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên.

CDC Hà Nội cho biết, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên đã đạt khoảng 93%, gần 70% số này được tiêm đủ 2 mũi.

Trước đó, trả lời đề xuất của tỉnh Long An và Sở Y tế TP.HCM, Bộ Y tế cho hay theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2, nên được tiêm trong khoảng từ 4 - 12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin này từ 8 - 12 tuần.

Cuối tháng 9/2021, UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của Sở Y tế về việc áp dụng với người tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca thì khoảng cách tiêm mũi 2 (bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer) còn tối thiểu 6 tuần.

 N. Huyền 

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Đang cập nhật dữ liệu !