Ngày 11/3 có 169.114 ca mắc COVID-19 mới; Vĩnh Phúc bổ sung hơn 19.300 F0

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 11/3 cho biết số ca mắc mới là 169.114 F0, tăng lên 8.429 ca so với hôm qua; Vĩnh Phúc bổ sung hơn 19.300 F0; Trong ngày có hơn 74.000 bệnh nhân COVID-19 khỏi, 71 ca tử vong

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 10/3 đến 16h ngày 11/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 169.114 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 169.090 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.429 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 112.937 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (31.899), Nghệ An (11.057), Phú Thọ (6.352), Bắc Ninh (6.346), Bình Dương (5.574), Sơn La (4.728), Hưng Yên (4.324), Lạng Sơn (4.291), Hòa Bình (4.281), Hải Dương (4.035), Cà Mau (3.859), Tuyên Quang (3.838), Nam Định (3.494), Quảng Trị (3.462), Lào Cai (3.309), Hải Phòng (3.297), Đắk Lắk (3.218), TP. Hồ Chí Minh (3.040), Bắc Giang (2.997), Quảng Ninh (2.919), Vĩnh Phúc (2.862), Bình Định (2.826), Thái Nguyên (2.724), Thái Bình (2.719), Điện Biên (2.709), Quảng Bình (2.708), Ninh Bình (2.569), Bình Phước (2.425), Lai Châu (2.419), Cao Bằng (2.386), Hà Nam (2.337), Bến Tre (2.090), Yên Bái (2.042),

Khánh Hòa (1.693), Đà Nẵng (1.683), Đắk Nông (1.676), Phú Yên (1.586), Lâm Đồng (1.511), Tây Ninh (1.331), Thanh Hóa (1.292), Bắc Kạn (1.275), Vĩnh Long (1.098), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.096), Trà Vinh (969), Hà Tĩnh (896), Bình Thuận (810), Quảng Ngãi (690), Bạc Liêu (395), Kon Tum (380), Quảng Nam (322), Thừa Thiên Huế (311), Đồng Nai (205), Cần Thơ (174), Long An (170), Kiên Giang (106), An Giang (92), Đồng Tháp (54), Sóc Trăng (54), Ninh Thuận (41), Hậu Giang (33), Tiền Giang (11).

- Ngày 11/3/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 19.326 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-2.162), TP. Hồ Chí Minh (-628), Hải Phòng (-236).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+4.224), Hà Nội (+1.742), Phú Yên (+839).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 153.998 ca/ngày.

Nhiễm chủng 'Omicron tàng hình' uống nhiều nước dừa bị đau bụng, mệt hơn?

Nhiễm chủng 'Omicron tàng hình' uống nhiều nước dừa bị đau bụng, mệt hơn?

Thông tin nhiễm chủng Omicron tàng hình ăn nhiều cam, bưởi, nước dừa sẽ bị đau bụng và mệt khiến nhiều F0 đang điều trị tại nhà hoang mang…

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.448.935 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 55.161 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.441.358 ca, trong đó có 2.980.405 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (563.711), Hà Nội (553.422), Bình Dương (333.504), Bắc Ninh (212.056), Nghệ An (194.263).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 74.857 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.983.222 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.990 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.105 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 440 ca

- Thở máy không xâm lấn: 125 ca

- Thở máy xâm lấn: 317 ca

- ECMO: 3 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 10/3 đến 17h30 ngày 11/3 ghi nhận 71 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (1) ca từ Cần Thơ chuyển đến.

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (11), Phú Yên (4), Bắc Giang (3), Bình Định (3), Đồng Nai (3), Gia Lai (3), Hà Nam (3), Hải Dương (3), Quảng Bình (3), Quảng Ninh (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bắc Ninh (2), Điện Biên (2), Hà Giang (2), Hải Phòng (2), Hòa Bình (2), Kiên Giang (2), Lào Cai (2), Nam Định (2), Ninh Bình (2), Thái Nguyên (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Lạng Sơn (1), Thái Bình (1), Thanh Hóa (1), Vĩnh Long (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 83 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.228 ca, chiếm tỷ lệ 0,8% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.139.562 mẫu tương đương 81.001.418 lượt người, tăng 64.259 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 10/3 có 372.742 liều vaccine phòng COVID-19được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 199.277.592 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 182.233.131 liều: Mũi 1 là 70.892.510 liều; Mũi 2 là 67.757.474 liều; Mũi 3 là 1.492.885 liều; Mũi bổ sung là 14.413.543 liều; Mũi nhắc lại là 27.676.719 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.044.461 liều: Mũi 1 là 8.748.035 liều; Mũi 2 là 8.296.426 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Ngày 10/3/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn số 1157/BYT-KHTC về việc thực hiện giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 453.834.274 ca nhiễm, trong đó 388.055.463 ca khỏi bệnh; 6.052.201 ca tử vong và 59.726.610 ca đang điều trị (67.304 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 1.935.465 ca, tử vong tăng 7.379 ca.

- Châu Âu tăng 909.100 ca; Bắc Mỹ tăng 65.934 ca; Nam Mỹ tăng 85.487 ca; châu Á tăng 792.108 ca; châu Phi tăng 5.131 ca; châu Đại Dương tăng 77.705 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 94.647 ca, trong đó: Indonesia tăng 21.311 ca, Malaysia tăng 30.787 ca, Philippines tăng 0 ca, Thái Lan tăng 24.792 ca, Singapore tăng 16.165 ca, Myanmar tăng 942 ca, Lào tăng 413 ca, Campuchia tăng 237 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

Theo suckhoedoisong.vn

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !