Ngăn chặn tình trạng buôn bán người: Cần quản lý nhân khẩu, hộ khẩu
Đẩy mạnh tuyên truyền người dân
Xung quanh việc buôn bán người của các đối tượng đang diễn ra khá phức tạp trong thời gian gần đây, PV Infoent có cuộc trao đổi với đại tá Trần Văn Toản – Phó Cục trưởng Cục CSHS C45 – Bộ Công an, để hiểu rõ hơn về công tác phòng ngừa và những khóa khăn và cách giải cứu nạn nhân.
Đại tá Trần Văn Toản thẳng thắn chia sẻ: “Để làm được điều này, chúng tôi cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa...". Ảnh: C45 Bộ Công an |
Đại tá Trần Văn Toản thẳng thắn chia sẻ: “Để làm được điều này, chúng tôi cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện và tố giác hành vi phạm tội và các đối tượng nghi vấn có hành vi lừa gạt, dụ dỗ, mua bán người”.
Ngoài ra, đại tá Toản cũng thông tin: “Không chỉ có vậy, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi vấn ngay từ cơ sở để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả.
Tăng cường công tác nắm tình hình, rà soát nắm danh sách số đối tượng có tiền án, tiền sự, tiến hành công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng mạng lưới bí mật cài cắm tại các địa bàn, tuyến trọng điểm để phát hiện ngăn chặn và xử lý các đối tượng mua bán người.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ cở hoạt động kinh doanh có điều kiện như: nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, mastxa, cắt tóc gội đầu…nhằm kịp thời ngăn chặn, không để tội phạm mua bán người lợi dụng hoạt động".
"Lực lượng CSHS các địa phương giáp biên giới đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý xuất nhập cảnh, Bộ đội biên phòng tổ chức tốt việc giải cứu, tiếp nhận nạn nhân, phân loại đối tượng phụ vụ công tác giải cứu nạn nhân bị lừa bán và điều tra, xử lý bắt các đối tượng phạm tội.
Tăng cường các mặt hợp tác nghiệp vụ cơ bản, nhất là công tác điều tra cơ bản, để nắm bắt được diễn biến hoạt động của tôi phạm buôn bán người tại các tuyến, địa bàn trọng điểm… Ngoài ra cần rà soát, phân loại số đối tượng sưu tra hiện có, chủ động phát hiện và đưa vào sư tra mới các đối tượng có biểu hiện nghi vấn….", đại tá Toản nói.
Khám phá và giải cứu nạn nhân
Theo đại tá Toản, trong 6 tháng đầu năm 2016, lực lượng Công an, Biên phòng Việt Nam đã điều tra, khởi tố 67 vụ /112 đối tương. Liên ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố xét xử tội phạm mua bán người, trong đó Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 73 vụ/138 bị cáo mua bán người, đã giải quyết xét xử 52 vụ với 97 bị cáo, trong đó tổ chức 04 phiên tòa xét xử lưu động.
Các đơn vị chức năng của Việt Nam đã xác minh, giải cứu, tiếp nhân, trao trả 458 nạn nhân, trong đó trên 80% nạn nhân được hỗ trợ ban đầu, tư vấn tâm lý, hỗ trợ sức khỏa, trợ giúp về pháp lý…nhiều nạn nhân được trợ cấp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, ổ định đời sống, tái hòa nhập cộng đồng.
Cục C45 đã chỉ đạo xác lập đấu tranh 3 chuyên án và đã khởi tối 4 bị can, giải cứu 06 nạn nhân. Phối hợp, chỉ đạo Công an các địa phương điều tra mở rộng 03 vụ án mua bán người, mua bán trẻ em sang Trung Quốc.
Đại tá Toản cho biết thêm: "Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, duy trì giao ban, gặp gỡ thiết lập đường dây nóng về phòng, chống buôn bán người với Cảnh sát các nước và Công an các địa phương giữa 2 bên Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia và các nước khác nhằm tăng cường điều tra, giải cứu các nạn nhân…
Hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống mua bán người tiếp tục được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn tạo điều kiện cho cơ quan chức năng thực hiện đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
Công tác hợp tác quốc tế được tăng cường, nhất là với Trung Quốc về xác minh, trao đổi nạn nhân bị mua bán. Phối hợp tốt với các tổ chức quốc tế mở các lớp tập huấn, hội thảo về phòng, chống mua bán người".
Xử lý khóa khăn trong việc phòng, chống buôn bán người
Cũng theo đại tá Toản, công tác nắm tình hình và tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch có đơn vị, địa phương còn chưa chủ động dẫn đến kết quả phòng ngừa chưa đạt được hiệu quả. Nhiều vụ môi giới hôn nhân bất hợp pháp diễn ra gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, các vụ án mua bán người không giải cứu được nạn nhân do phía Trung Quốc bắt giữ xử lý các nạn nhân về tội lừa đảo hôn nhân, do đó gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý đối tượng mua bán người tại Việt Nam.
Các đối tượng buôn bán người bị cơ quan chức năng bắt. |
Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong điều tra, truy tố, xét xử chưa đồng bộ, hiệu quả răn đe chưa cao hoặc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, nhất là hợp tác với các nước để giải quyết các vụ án mua bán người còn nhiều vướng mắc, thiếu kịp thời.
Tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch, chuyên đề về phòng, chống tội phạm mua bán người. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục mời các thành viên Ban chủ nhiệm Đề án 2/CT130/CP họp thống nhất, tham gia góp ý xây dựng Quyết định phê duyệt Đề án 2 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người” giai đoạn 2016-2020 trình Bộ trưởng ký và xây dựng Quyết định thành lập, kiện toàn Ban chủ nhiệm Đề án, xây dựng quy chế, kế hoạch thực hiện năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 của Ban chủ nhiệm Đề án, dự kiến vào tháng 7/2016;
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ thành lập Đoàn công tác sang Lào hoặc Campuchia để dự Hội nghị triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia.