Nga “giăng bẫy” ở vùng Viễn Đông để “bắt” F-35, F-22 của Mỹ
Nga vừa bố trí các hệ thống radar siêu hiện đại ở vùng Viễn Đông, điều này sẽ làm toàn bộ máy bay của Mỹ không thể tàng hình khi tiếp cận khu vực.
Tại sao Tổng thống Putin sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II?
Tổng thống Nga Putin đã chính thức sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II, đây được coi là phản ứng mạnh mẽ của Nga trước âm mưu can thiệp vào lịch sử cuộc chiến này của phương Tây.
Gần đây, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống radar mới “mắt thần” Nebo-M (Sky-M) và radar Podsolnukh ở vùng Viễn Đông nhằm hình thành một mạng lưới radar chặt chẽ bao phủ toàn bộ khu vực. Hiện tại, hệ thống radar phòng không của Nga trong khu vực không chỉ có thể tìm thấy máy bay quân sự ở khoảng cách hàng trăm km mà còn phát hiện máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh. Các chuyên gia quân sự Nga chỉ ra rằng, trước đây các vòm radar tương tự chỉ được triển khai ở bán đảo Crimea.
Hệ thống radar “mắt thần” Sky-M. Nguồn: people.com.cn. |
Theo báo cáo của truyền thông Nga, các hệ thống radar Sky-M và Podsolnukh mới sử dụng công nghệ mảng pha tiên tiến và tất cả đều được chế tạo bằng các linh kiện điện tử do Nga sản xuất. Nhân viên nghiên cứu và phát triển của Nga cho biết, điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất kỹ thuật của radar mà còn đơn giản hóa việc bảo trì và sửa chữa thiết bị.
Hệ thống radar Sky-M mới có thể phát hiện máy bay và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách gần 1.000 km và phát hiện mục tiêu bay siêu âm ở khoảng cách 600 km, khoảng cách phát hiện này gấp đôi so với radar thế hệ trước. Ngoài ra, radar này cũng có thể phát hiện các mục tiêu tàng hình trên không trong điều kiện nhiễu mạnh. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, đến năm 2021, Lực lượng phòng không Nga sẽ được trang bị ít nhất 20 hệ thống radar như vậy.
Radar Podsolnukh của Nga. Nguồn: people.com.cn. |
Còn hệ thống radar Podsolnukh là sự bổ sung cho radar Sky-M, trong chế độ tự động, nó có thể phát hiện các mục tiêu nhỏ bay ở độ cao thấp từ hàng chục đến hàng trăm mét so với mặt đất, ngoài ra nó cũng có thể phát hiện và theo dõi các tên lửa hành trình và máy bay ở độ cao thấp có ý đồ phá vỡ các hệ thống phòng không của Nga. Radar này có thể hoạt động bình thường trong điều kiện nhiễu chủ động và thụ động, có khả năng phát hiện mục tiêu có tiết diện phản xạ chỉ 0,05 m2, cự ly phát hiện là 120 km. Nếu mục tiêu ở độ cao thấp, khoảng cách phát hiện là 35 km.
Hệ thống Podsolnukh được thiết kế để phối hợp tác chiến với hệ thống phòng không mới của Nga và có thể chỉ thị mục tiêu cho hệ thống tên lửa phòng không S-400. Ngoài ra, các cụm phòng không ở Viễn Đông cũng được trang bị hệ thống chỉ huy tự động Foundation-M tiên tiến.
Hệ thống radar mới của Nga có thể “tóm sống” tất cả mục tiêu đường không. Nguồn: people.com.cn |
Sau khi hệ thống radar phát hiện mục tiêu, nó có thể truyền dữ liệu đến hệ thống chỉ huy này trong thời gian thực. So với hệ thống chỉ huy trước đây, hệ thống chỉ huy tự động Foundation-M có cấu trúc nhỏ gọn và khả năng cơ động linh hoạt. Tất cả các thiết bị đều được bố trí trên một xe cơ động, các lực lượng phòng không Nga có thể dễ dàng thu được thông tin theo thời gian thực từ các trạm radar và thiết bị trinh sát điện tử khác nhau để làm chủ chiến trường.
Đầu năm 2018, Quân đội Nga lần đầu tiên triển khai hệ thống radar Sky-M ở Crimea. Chuyên gia Vladimir Anokhin, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị Nga cho biết, hệ thống radar và phòng không tiên tiến nhất của quân đội Nga luôn được ưu tiên triển khai tới các khu vực biên giới để giám sát chặt chẽ hành động của các nước láng giềng và bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.
Máy bay tàng hình F-22 của Mỹ. Nguồn: people.com.cn |
Cựu Phó tổng tư lệnh Không quân Nga, người chịu trách nhiệm về hệ thống phòng không chung của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) cho biết, sau khi bố trí hệ thống radar mới này ở Crimea, Nga sẽ tiếp tục bố trí ở vùng Viễn Đông. Hệ thống này có khả năng cơ động cao và có thể vận chuyển đến bất kỳ nơi nào bằng tàu hoặc máy bay nếu cần thiết. Với việc bố trí các hệ thống radar hiện đại ở vùng Viễn Đông, các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ sẽ nhanh chóng “hiện hình” khi tới giáp biên giới Nga.
Hãng tin Izvestia đánh giá rằng, Nga triển khai radar Sky-M và Podsolnukh ở vùng Viễn Đông là món quà bất ngờ cho Washington, việc thiết lập một số trạm radar tầm xa nhất ngay bên cạnh các căn cứ quân sự của Mỹ, khiến việc triển khai thêm F-35 và F-22 của Mỹ ở Alaska trở thành một đi bước hoàn toàn vô vọng.
Đức Trí (lược dịch)