Nga đưa MiG-35 đến Syria ‘thử lửa’ hay ‘đánh bóng’ tên tuổi?

Giới quan sát cho rằng Nga nhiều khả năng sẽ mang MiG-35 đến Syria để “thử lửa”, qua đó “chào hàng” loại máy bay này tới nhiều quốc gia Trung Đông.

Kể từ khi can dự vào cuộc nội chiến tại Syria, cùng với việc hỗ trợ Chính phủ Syria tấn công tiêu diệt các phần tử chống đối và cực đoan, Nga cũng biến Syria thành bãi thử nghiệm thực tế cho các loại vũ khí mới của mình. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, Nga đã thử nghiệm tại quốc gia này nhiều loại vũ khí mới như máy bay chiến đấu Su-57, siêu tăng T-14, robot chiến đấu Uran-9 và nhiều loại vũ khí công nghệ cao khác.

{keywords}
MiG-35 là một dòng máy bay hiện đại của Nga. Nguồn: Sohu.

Hoạt động thực chiến tại Syria đã mang lại cho Nga nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là việc sửa đổi tính năng kỹ chiến thuật của các loại vũ khí để đạt được hiệu quả tối ưu trong chiến đấu thực tế. Nga đã triển khai tất cả các dòng chiến đấu cơ mới tới Syria để thử nghiệm chiến đấu, bắt đầu vào năm 2015 với các mẫu tiêm kích hạng nặng đa nhiệm Su-27SM3 và Su-30SM, cùng tiêm kích-bom Su-24M và Su-34. Tiếp theo là các dòng tiêm kích chiếm ưu thế đường không Su-35, tiêm kích hạng trung MiG-29SMT và thậm chí các tiêm kích hạm MiG-29K và Su-33.

Tạp chí quân sự Mỹ Military Watch mới đây cho biết, máy bay chiến đấu MiG-35 là máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ 4++, đây là tiêm kích mới nhất và tinh vi nhất trên nhiều phương diện của Không quân Nga. Mặc dù là phiên bản cải tiến của MiG-29, nhưng hệ thống vũ khí và điện tử hàng không của máy bay này đã có một bước cải tiến lớn, khả năng chiến đấu của nó đã vượt xa dòng máy bay MiG-29. Nhiều khả năng, trong thời gian ngắn tới đây, Nga sẽ đưa MiG-35 đến Syria để kiểm tra khả năng chiến đấu thực tế.

So với MiG-29, MiG-35 sở hữu khả năng tác chiến đa năng mạnh mẽ, máy bay này cũng được tăng cường thêm các loại vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao. Mặc dù tình hình Syria hiện nay tương đối “yên bình”, tuy nhiên vẫn còn nhiều mục tiêu mặt đất cần phải tấn công. Nga đưa MiG-35 đến Syria nhằm kiểm tra khả năng tấn công mặt đất trong môi trường chiến đấu gần như an toàn tuyệt đối này.

Tuy nhiên, Nga cũng đang đối mặt với một khó khăn đó là thiếu các loại đạn dược dẫn đường độ chính xác cao, nhược điểm này đã bộc lộ ngay từ khi Nga tham gia vào cuộc chiến ở Syria. Chính vì vậy, việc thử nghiệm vũ khí dẫn đường độ chính xác cao của MiG-35 ở Syria sẽ gặp một số khó khăn nhất định, từ thao tác cho đến môi trường chiến đấu, và MiG-35 cũng khó có thể được kiểm tra một cách toàn diện về khả năng này.

{keywords}
Nhiều quốc gia đang quan tâm đến MiG-35 của Nga. Nguồn: Sohu.

Ngoài ra, việc triển khai MiG-35 tại Syria cũng có thể gặp những khó khăn khác, xuất phát từ những cuộc tấn công cảm tử bằng UAV của lực lượng đối lập, hay các máy bay chế áp điện tử tầm xa của Mỹ và NATO.

Giới phân tích phương Tây cho rằng, thông tin về việc Nga đưa MiG-35 đến Syria thử nghiệm lần này vẫn chỉ là biện pháp “đánh bóng tên tuổi” như các vũ khí trước đây. Trên thực tế, Nga chỉ sử dụng chiến trường Syria để "quảng bá" vũ khí do mình sản xuất, có những phương tiện được đưa tới đây nhưng luôn cách xa khu vực giao tranh, chụp vài bức ảnh rồi lại "đóng gói" và quay về nơi sản xuất, điển hình là máy bay Su-57 hay xe tăng T-14.

Nhiều chuyên gia quân sự Nga cho rằng, nếu MiG-35 chứng tỏ được những khả năng tiên tiến của nó tại Syria, đặc biệt là nếu tiến hành các cuộc tấn công chính xác với những loại vũ khí không-đối-đất tầm xa đa dạng hoặc đánh chặn các cuộc xâm phạm của Israel/Thổ Nhĩ Kỳ vào không quân Syria như Su-35 từng thể hiện, thì điều đó sẽ giúp MiG-35 gia tăng đáng kể sự quan tâm của các khách hàng quốc tế tiềm năng.

Ngoài ra, công nghệ trên máy bay MiG-35 hiện đại hơn rất nhiều so với máy bay F-15 của Mỹ; chi phí bảo trì MiG-35 thấp (thấp hơn 80% so với MiG-29) và giá cả phải chăng. Tất cả những đặc điểm hấp dẫn này cho thấy nhiều khả năng Syria sẽ quyết định mua máy bay này từ Nga và thỏa thuận sẽ diễn ra trong những năm tới.

Mỹ ‘rải tiền’ ở Đông Âu để đối đầu toàn diện với Nga

Mỹ ‘rải tiền’ ở Đông Âu để đối đầu toàn diện với Nga

Mỹ đang tiến hành nhiều động thái tăng cường sự hiện diện ở Đông Âu để có thể kiềm chế Nga một cách toàn diện hơn.

Đức Trí (lược dịch)

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Tàu sân bay thứ 3 của Mỹ cập cảng Hàn Quốc trong năm nay

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc vào hôm nay (21/11). Động thái nhằm thể hiện sự răn đe mở rộng trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Video thiết bị quân sự của Ukraine bị tập kích ở Avdiivka

Trên mạng xã hội mới đây đăng tải video cho thấy một số xe chiến đấu bộ binh Bradley và một xe tăng Leopard của Ukraine bị quân đội Nga tập kích ở phía Bắc Avdiivka, Donetsk.

Mỹ thử thành công tên lửa tấn công chính xác mới PrSM

Tập đoàn Lockheed Martin thông báo, cùng với quân đội Mỹ họ đã thử nghiệm thành công tên lửa tấn công chính xác (PrSM) sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Nga bao vây ‘chảo lửa’ Avdiivka, Bulgaria không hạn chế cung cấp vũ khí cho Kiev

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, Nga đang tăng cường các nỗ lực bao vây “chảo lửa” Avdiivka ở Donetsk.

Video UAV Ukraine bắn nổ pháo tự hành và hàng loạt xe bọc thép Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng một loại máy bay không người lái (UAV) mới để tập kích pháo tự hành và hàng loạt phương tiện bọc thép của Nga.

Video lựu pháo do Anh thiết kế nổ tung vì đòn tấn công của UAV Nga ở Ukraine

Quân đội Nga tuyên bố đã dùng máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet để tấn công, phá hủy một khẩu lựu pháo FH70 do Anh thiết kế và chuyển giao cho Ukraine.

Xem Nga đưa tên lửa với phương tiện bay siêu vượt âm vào hầm phóng

Các lực lượng tên lửa Nga đã đưa một tên lửa đạn đạo liên lục địa được trang bị phương tiện bay siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Avangard vào hầm phóng ở phía nam nước này.

Video Ukraine phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử bí mật của Nga

Quân đội Ukraine vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử bí mật RB-636 Svet-KU của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !