Nga có 'chìa khóa' để giải quyết vấn đề ở Nagorno-Karabakh?

Tờ Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ viết, trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia lập trường của Nga luôn là vấn đề nổi bật nhất. Trong trường hợp này, chìa khóa giải quyết xung đột nằm trong tay Nga.

Với việc Armenia chiếm đóng các lãnh thổ của Azerbaijan trong những năm cuối cùng của sự tồn tại của Liên Xô, đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất đã nảy sinh ở khu vực Kavkaz mà vẫn chưa được giải quyết. Các cuộc đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được các bên ký kết năm 1994, cũng như các cuộc đàm phán ngoại giao do các nước thứ ba làm trung gian đều không mang lại kết quả.

Kể từ ngày 27/9, khi giao tranh nổ ra giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đã có hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương. Về mặt hình thức, các vùng lãnh thổ tranh chấp của vùng Nagorno-Karabakh được coi là một phần của Azerbaijan, nhưng kể từ đầu những năm 1990, chúng thực sự thuộc quyền kiểm soát của Armenia. Nagorno-Karabakh tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan vào năm 1991. Armenia cung cấp hỗ trợ cho Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng.

{keywords}
Nga có 'chìa khóa' để giải quyết vấn đề ở Nagorno-Karabakh? (Ảnh: AP)

Lập trường của Nga đối với Nagorno-Karabakh

Trên thực tế, những gì đang xảy ra ngày nay ở khu vực Kavkaz không có gì đáng ngạc nhiên. Giới chuyên gia cho rằng Azerbaijan đang trở nên mạnh hơn mỗi ngày, sớm hay muộn sẽ hành động để giải phóng vùng đất khỏi sự chiếm đóng. Đồng thời, vị trí của Nga đã nổi bật nhất trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia. Trong khi Nga đang “giữ im lặng” và không đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người không thể chống lại Azerbaijan và hy vọng vào sự hỗ trợ của Nga.

Cụ thể, liên quan đến việc mời lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tới Nagorno-Karabakh do ông Pashinyan lên tiếng. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc này cũng cần có sự đồng ý của Azerbaijan. Giới chuyên gia gọi phản ứng của Nga là đáng kinh ngạc, vì quyền lực đang nằm trong tay Nga.

Được biết, sau khi Liên Xô sụp đổ, Armenia đã trở thành đồng minh quan trọng nhất của Nga trong khu vực Kavkaz. Trong khi Azerbaijan và Gruzia cố gắng tạo khoảng cách với Moscow, không tham gia vào các dự án hội nhập và cố gắng phát triển quan hệ nhiều mặt với phương Tây, tầm quan trọng của Armenia theo quan điểm của Nga trong khu vực đã tăng lên. Sau khi Gruzia đóng cửa các căn cứ quân sự của Nga, Armenia đã trở thành tổng hành dinh quân sự của Nga trong khu vực.

Nói cách khác, Armenia là trụ cột duy nhất của Nga trong khu vực Kavkaz và có tầm quan trọng tương tự như Israel đối với Mỹ ở Trung Đông. Thiếu nguồn năng lượng, Armenia chỉ tồn tại với sự hỗ trợ tài chính từ Moscow, các vấn đề trong quan hệ với các nước trong khu vực và những lý do tương tự khác đã khiến Armenia ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Nga trong những năm gần đây.

Do đó, theo thời gian Armenia bắt đầu có ý nghĩa ít hơn với Nga. Ngoài ra, Nga sau khi công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, đã tạo ra những trụ cột mới cho chính mình trong khu vực. Về vấn đề Nagorno-Karabakh, cho đến nay Điện Kremlin vẫn chưa thể giải quyết. Ngược lại, tình trạng đóng băng của vấn đề này đang đáp ứng lợi ích của Moscow trong khu vực. Theo Anadolu, xét cho cùng giải pháp ở Nagorno-Karabakh sẽ vừa mở ra cánh cửa gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho cả Azerbaijan và Armenia, vừa gây hại cho sự hiện diện của Nga trong khu vực.

Nga có chìa khóa để “tiếp cận” vấn đề ở Nagorno-Karabakh?

Dựa trên tất cả những điều trên và các sự kiện diễn ra ngày nay, chúng ta có thể thực sự nói về sự thay đổi quan điểm của Nga? Nếu không, điều gì có thể giải thích cách tiếp cận của Nga?

Vị thế của Nga ngày nay có thể quyết định bởi một số yếu tố. Trước hết, trong khi có “sự xáo trộn quân bài” trong khu vực và trên thế giới, Moscow hiểu rằng vấn đề Nagorno-Karabakh không còn có thể giải quyết được nữa và Azerbaijan đang dần trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Do đó, một chính sách ủng hộ đối với Armenia, như thời kỳ Pashinyan cầm quyền cho thấy về lâu dài có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho Nga.

{keywords}
Xung đột Nagorno-Karabakh tiếp tục leo thang. (Ảnh: RIA)

Hơn nữa, bất chấp sự hợp tác chặt chẽ giữa Nga và Armenia, quan hệ giữa Moscow và Azerbaijan trong nhiều lĩnh vực cũng đang ở mức cao hơn nhiều. Điều này có thể được nhìn thấy từ doanh thu, khối lượng đầu tư và nhiều ví dụ khác. Về mặt này, mặc dù Nga là “đồng minh” của Armenia, nhưng quan hệ với Azerbaijan cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Nga. Azerbaijan bắt đầu hành động theo hướng Nga sẽ từ bỏ dần chính sách đơn phương về vấn đề Nagorno-Karabakh.

Một lý do khác cho sự “im lặng” của Nga là ý muốn trừng phạt Pashinyan để khiến Pashinyan “ngoan ngoãn” hơn. Lập trường của Moscow đối với các sự kiện ở Kavkaz phần lớn gợi nhớ đến quan điểm của Điện Kremlin khi bắt đầu các sự kiện ở Belarus. Trước cuộc bầu cử tổng thống, ông Lukashenko đã “đổ lỗi” cho Điện Kremlin về một số vấn đề. Thực tế là phản đối chính quyền của ông Putin và bật đèn xanh cho việc quan hệ hợp tác với phương Tây. Nhưng sau khi cuộc bầu cử tổng thống kết thúc ông Lukashenko phải đối mặt với sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài. Mặt khác, Mosocw vẫn giữ im lặng cho đến giây phút cuối cùng, và chỉ khi ông Lukashenko suy yếu gần như mất ghế thì Moscow mới công khai thể hiện sự ủng hộ.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, cũng giống như ông Lukashenko, theo đuổi các chính sách khiến chính quyền Nga lo lắng và làm tổn hại đến lợi ích của Nga trong khu vực. Vì vậy, “sự im lặng” của Moscow được giải thích là Nga muốn gây áp lực lên ông Pashinyan cả bên trong lẫn bên ngoài, hay nói cách khác là trừng phạt ông. “Như vậy, Điện Kremlin sẽ tạo động lực mới cho quan hệ giữa Nga và Azerbaijan. Đối với ông Pashinyan (người có khả năng mất quyền trong các cuộc bầu cử tiếp theo) giờ có thể sẽ đe dọa các chính sách mới có thể có của Armenia đối với Nga”, Anadolu viết.

“Có lẽ, vị thế của Nga cũng bị ảnh hưởng bởi một chương trình nghị sự chính sách đối ngoại phong phú của Phương Tây khi tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Ngoài ra, Moscow cũng đang hiện diện ở mặt trận phía Tây để thực hiện dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2). Đồng thời, các sự kiện ở Syria, Libya, Belarus và những ngày gần đây ở Kyrgyzstan cũng đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo sát sao cũng như sự tham gia của Moscow. Do đó, Nga có mặt trên tất cả các mặt trận này với năng lượng như nhau là điều không dễ dàng”, Anadolu nhấn mạnh.

Cuối cùng, câu hỏi đặt ra liệu Nga có giữ vững vị thế ở Nagorno-Karabakh hay không? Trong những ngày gần đây, các quan chức Nga đã đưa ra những tuyên bố với nội dung hơi khác so với lúc bắt đầu sự kiện. Một mặt, những lời kêu gọi ngừng bắn ngày càng được lắng nghe, mặt khác, có những tuyên bố rằng Karabakh đã bắt đầu trở thành ổ của những kẻ khủng bố hoặc lính đánh thuê. Rõ ràng, nếu Azerbaijan tiếp tục hoạt động thành công, Điện Kremlin sẽ phải can thiệp và bắt đầu hoạt động tích cực để thuyết phục các bên ngồi xuống bàn đàm phán. Đồng thời, Anadolu cho rằng, rất khó để dự đoán những kế hoạch đang được xây dựng trong Điện Kremlin.

Tỷ phú Nga kêu gọi ông Putin can thiệp vào xung đột Nagorno-Karabakh

Tỷ phú Nga kêu gọi ông Putin can thiệp vào xung đột Nagorno-Karabakh

Mới đây, tỷ phú người Nga gốc Armenia Ruben Vardanyan cho rằng xung đột ở Nagorno-Karabakh là một quả “bom địa chính trị” có thể phát nổ ở Nga.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !