Nga cần Việt Nam và ASEAN để cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc

Sự kiện kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác ASEAN - Nga sẽ được tổ chức tại Sochi vào ngày 19 và 20/5 tới đây đánh dấu bước chuyển tích cực trong mối quan hệ giữa hai bên.

Victor Tarusin, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN cho biết, chương trình Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN sẽ thực hiện ba cuộc họp song song: "Hội nhập kinh tế và tăng cường kết nối", "Năng lượng và tài nguyên cho phát triển" và "Đổi mới và công nghệ thông tin để phát triển".

Theo dự kiến, trong diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng đại diện của các cộng đồng chính trị và các chuyên gia từ Nga cùng các nước ASEAN sẽ thảo luận về các vấn đề quan trọng trong thương mại và hợp tác công nghệ và đầu tư kinh tế, cũng như các vấn đề hiện tại của kinh tế Nga và các nước ASEAN.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có các cuộc tham vấn với các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và ASEAN về hợp tác kinh tế.

Nga cần Việt Nam và ASEAN để cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc - ảnh 1

Sự kiện lần này tổ chức tại Sochi sẽ có ý nghĩa to lớn đối với cả Nga lẫn ASEAN.

“Tương tự như một "liên minh", xuất khẩu từ Nga sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ; này bao gồm như thực phẩm, năng lượng, kỹ thuật, dịch vụ giáo dục, y tế và du lịch. Từ đây sẽ cho phép chúng tôi (Nga) đóng một vai trò hàng đầu trong việc hình thành thị trường công nghệ mới, và cũng sẽ kéo các luồng thương mại toàn cầu sang Nga”, ông Victor Tarusin cho biết thêm.  

Bình luận về sự kiện sắp tới, chuyên gia Bunn Nagara từ Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (ISIS) tại Malaysia, ông lưu ý rằng Sochi thành phố đã tổ chức thế vận hội 2014, là thành phố thích hợp nhất cho các cuộc họp như vậy. Và ông hy vọng Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra một cách tốt đẹp.

Phải có đối thoại nhiều hơn nữa giữa các quốc gia trên thế giới, từ đó có thể có thêm sự hợp tác và hiểu biết hơn. Một trong những phương cách tốt nhất để cải thiện các mối quan hệ quốc tế là tăng cường thương mại và đầu tư lẫn nhau, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, trao đổi giáo dục và giao lưu thông qua du lịch. Trong một thế giới đầy bạo lực hư hiện nay, một lĩnh vực hợp tác quan trọng là an ninh như chống khủng bố, Hội nghị thượng đỉnh tại Sochi cũng nên xem xét, chuyên gia Bunn Nagara cho biết.

Trong những năm gần đây, Nga đã chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, Nga đã sẵn sàng với dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại với ASEAN để tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực khác nhau. Đến tháng 8/2015, Nga và ASEAN đã cùng nhau thực hiện hơn 50 dự án đầu tư của Nga thông qua các thỏa thuận bao gồm cả năng lượng và sản xuất máy tính, thông tin và công nghệ truyền thông, giao thông vận tải và hậu cần, y tế và nông nghiệp. Một nhóm phối hợp song phương đã được thành lập, chịu trách nhiệm đối với các dự án ưu tiên đầu tư với một số quốc gia ASEAN. Có 500 doanh nghiệp Nga và ASEAN tham dự diễn đàn doanh nghiệp trong Hội nghị thượng đỉnh, nhà phân tích Dương Bảo Quân cho biết.

Theo ý kiến ​​của ông, việc tăng cường hợp tác với các quốc gia khối ASEAN lại phù hợp với sáng kiến Liên minh kinh tế Á-Âu của Nga và cũng là một trong những biện pháp để đối phó với các vấn đề kinh tế và quốc tế.

Hội nghị thượng đỉnh sẽ công bố việc thành lập khuôn khổ và nguyên tắc hợp tác và tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác đối thoại Nga ASEAN, nhưng nhiệm vụ chính của Hội nghị thượng đỉnh là nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Nga và ASEAN. Hai bên có thể đạt được các thỏa thuận cùng có lợi trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN Nga, với các lĩnh vực như lĩnh vực năng lượng truyền thống và tái tạo, an toàn thực phẩm và nông nghiệp, GS Quân lưu ý.

Ông cũng nói thêm rằng, Nga và một số nước thành viên ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh sự sẽ công bố thành lập FTA.

Đổi lại, Thomas Daniel, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) tại Malaysia, nhắc nhở rằng Moscow là một trong những đối tác đối thoại lâu đời nhất của ASEAN.

Theo truyền thống, trọng tâm của các mối quan hệ đã được xem là các vấn đề chung là lĩnh vực chính trị và an ninh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây mối quan hệ này được mở rộng và phát triển sang các lợi ích chung về kinh tế và một khía cạnh văn hóa-xã hội, đặc biệt là trong khoa học và công nghệ, các lĩnh vực năng lượng, sự phát triển của các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, cũng như du lịch và phát triển nguồn nhân lực. Điều này là tối quan trọng đối với ASEAN, vì tổ chức này đang bắt tay vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và tóm tắt nội dung trọng tâm của tổ chức với ba trụ cột, chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội ", chuyên gia Thomas Daniel cho biết.

Cũng theo Thomas Daniel,  Cộng đồng ASEAN có những điểm khác nhau đáng kể so với mô hình Liên minh châu Âu.

Cộng đồng ASEAN là một phần trong các động thái chiến lược của các nhà lãnh đạo ASEAN, nhằm để đưa các nước Đông Nam Á đi trên một con đường phát triển hòa bình, bền vững và làm cho khối trở nên hấp dẫn như một đối tác chính trị và kinh tế khả thi cho các cường quốc bên ngoài có mối quan tâm đối với khu vực", chuyên gia Thomas Daniel lưu ý.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, ASEAN vẫn là một cơ quan liên chính phủ, phân biệt với cấu trúc siêu quốc gia của EU, và cho thấy sự đồng thuận dựa trên các quyết định mà tất cả các thành viên đều cảm thấy hài lòng, với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và linh hoạt trong việc thực hiện các thỏa thuận chung.

ASEAN muốn làm bạn với tất cả mọi quốc gia. ASEAN sẽ duy trì lập trường trung lập của mình, không nghiêng về phía "Tây" hay "Đông", trở thành trung tâm và đóng góp hơn nữa vào sự tiến bộ của khu vực và cộng đồng thế giới rộng lớn. ASEAN có thể giúp hình thành và phát triển các cấu trúc khu vực lớn hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. ASEAN đã là trung tâm của quá trình ngoại giao quan trọng của khu vực này, nhà phân tích Daniel cho biết.

Trong khi đó, Lak Chansok, Giảng viên Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại ngữ, Đại học Hoàng gia Phnom Penh, Nghiên cứu viên tại Viện Campuchia hợp tác và hòa bình, cho biết, có rất nhiều câu chuyện kể về các quốc gia ASEAN đặt trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Trong khi Thái Lan và Philippines là những đồng minh an ninh lâu đời của Mỹ. Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Brunei được coi là đối tác kinh tế và chiến lược tốt của Mỹ. Campuchia, Myanmar và Lào được cho là đứng về phía Trung Quốc do một phần là gần lãnh thổ và việc Trung Quốc sử dụng các chiêu ''tấn công quyến rũ" hay "quyền lực mềm" đối với các quốc gia này. Vì vậy, đây được coi là những thách thức đối với Nga trong việc gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục các nước ASEAN để hỗ trợ Nga trong khu vực và quốc tế. Các chính trị gia Nga nên học từ các chiêu 'quyền lực mềm' của Trung Quốc và mở rộng hình thức này gia tăng quyền lực và ảnh hưởng văn hóa của mình đối với khu vực, chuyên gia Lak Chansok cho biết.

Tuy nhiên, theo ông, Nga vẫn là một đối tác quan trọng của ASEAN.

Với lãnh thổ rộng lớn của mình, kho vũ khí hạt nhân và lực lượng vũ trang mạnh mẽ, công nghệ hiện đại, công nghiệp quốc phòng hàng đầu, năng lực tên lửa, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có tàu sân bay. Hơn nữa, đối với ASEAN, Nga vẫn đóng một vai trò quan trọng và là cầu nối châu Âu và Thái Bình Dương, Lak Chansok giải thích.

Theo ông, các hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ tập trung vào các vấn đề trên diện rộng, trong đó hợp tác kinh tế và chính trị-an ninh sẽ được coi là quan trọng hơn đối với toàn bộ hội nghị thượng đỉnh.

ASEAN là một thị trường tiềm năng và mới nổi với hơn 600 triệu dân, nơi Nga có thể mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư của mình. Về mặt chính trị và chiến lược, Nga cần và muốn bắt tay với các nước ASEAN để xây dựng một cấu trúc an ninh đầy đủ, hợp tác và bình đẳng trong khu vực, Lak Chansok khẳng định.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, Nga và ASEAN cũng sẽ tập trung vào hợp tác văn hóa-xã hội, trong đó có thể bao gồm cả việc thúc đẩy về nhận thức văn hóa nhằm làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và khối ASEAN, thúc đẩy và tăng cường hơn nữa các hoạt động chung trong các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, an ninh năng lượng, doanh nghiệp nhỏ, du lịch và phát triển nguồn nhân lực, nhằm để nâng cao sự kết nối về con người giữa Nga-ASEAN, thúc đẩy các hoạt động hợp tác khác về các bệnh đại dịch, phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giáo dục, và đặc biệt là kết nối cơ sở hạ tầng ASEAN-Nga thông qua Sáng kiến ​​Liên kết ASEAN ( IAI), chuyên gia Lak Chansok cho biết.

Từ quan điểm thực tế, sự nổi lên của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, cùng với chiến lược "xoay trục châu Á" hay "tái cân bằng" của Mỹ lại là mối đe dọa đối với an ninh và kinh tế của Nga. Vì vậy, ASEAN có thể giúp duy trì sự cân bằng quyền lực cũng như giảm thiểu mức độ rủi ro và nghi ngờ, đặc biệt là giữa các cường quốc lớn trong khu vực", chuyên gia Lak Chansok cho biết thêm.

Đổi lại, Paul Chambers, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Chiangmai, Thái Lan, ông cho biết, các cuộc đàm phán tại Sochi sắp tới sẽ vô cùng quan trọng.

Lần đầu tiên Tổng thống Vladimir Putin sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN. Đây là cơ hội để Nga lôi kéo các nước ASEAN tham gia vào một cuộc đối thoại đặc biệt với Nga, đưa Nga đến gần hơn với ASEAN", nhà phân Paul Chambers cho biết.

Theo ông, Nga quan tâm đến việc thảo luận về các vấn đề như nhập khẩu và thị trường xuất khẩu.

Có một số nguyên liệu từ Nga và ASEAN có thể ngày càng được trao đổi. Trong mối quan hệ đó, thỏa thuận thương mại tự do Liên minh Kinh tế Á-Âu với Việt Nam có thể được nhân rộng đến các thành viên khác của ASEAN hoặc tất cả các nước ASEAN, chuyên gia Paul Chambers cho biết.

Hơn nữa, ông nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác chính trị giữa Moscow và Hiệp hội ASEAN.

Nga phải cố gắng để thúc đẩy thương mại và đầu tư vào ASEAN, hơn nữa các nước ASEAN sẽ chào đón Nga và mối quan hệ sẽ ấm lên cả về chính trị và kinh tế. Bằng cách này, Nga và các nước ASEAN có thể phối hợp với nhau để ngăn chặn phương Tây áp đặt về quy tắc kinh tế và chính trị theo ý của họ, nhà phân tích Paul Chambers kết luận.

Hồ Trung Nghĩa (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !