NATO là gì, gồm những nước nào?

NATO là viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization). NATO là một liên minh quân sự được thành lập năm 1949. Thành viên gồm Mỹ và một số nước châu Âu.
NATO là gì, gồm những nước nào? - ảnh 1

NATO là viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization)

NATO là gì?

NATO là viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization). NATO là một liên minh quân sự được thành lập năm 1949. Thành viên gồm Mỹ và một số nước châu Âu.

NATO đặt trụ sở chính tại Brussels, Bỉ. NATO là khối quân sự - chính trị lớn nhất thế giới, liên kết phần lớn các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. 

Đứng đầu bộ tư lệnh châu Âu là Tư lệnh tối cao (tướng Mỹ). 

NATO gồm những nước nào?

Các nước thành viên NATO gồm: Bỉ, Anh, Đan Mạch, Iceland (không có lực lượng của vũ trang), Italia, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Mỹ, Pháp, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Tây Ban Nha (không tham gia trong cơ cấu quân sự của khối) Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bulgaria, Lithuania, Latvia, Estonia, Romania, Slovakia, Slovenia, Albania, Croatia. 

Một trong những mục tiêu tuyên bố của NATO là để kiềm chế bất kỳ hình thức xâm lược lãnh thổ nào chống lại bất kỳ quốc gia thành viên NATO hoặc bảo vệ các thành viên đó. Các cơ quan chính trị cao nhất của NATO là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (Hội đồng NATO), trong đó bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, có nhiệm vụ tiến hành các phiên họp dưới sự chủ trì của Tổng thư ký NATO. Tổng thư ký hiện nay là Jens Stoltenberg.

Mục đích thành lập của NATO trên thực tế là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức bị lôi cuốn vào cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên tham dự quân sự tại Bosna và Hercegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã thả bom Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt đẹp hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. 

Ngày 1/4/2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia. 

Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới trong đó có đưa quân đến Afghanistan và Iraq.

Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.

Minh Anh (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !