NATO hối thúc Hàn Quốc xuất khẩu vũ khí trực tiếp sang Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị Hàn Quốc xem xét xóa bỏ quy định không xuất khẩu vũ khí sang các nước đang có xung đột để có thể hỗ trợ khí tài cho Ukraine.


“Tôi hối thúc Hàn Quốc tiếp tục và tăng cường vấn đề hỗ trợ quân sự. Một số đồng minh của NATO từng không cho phép xuất khẩu vũ khí sang các nước đang có xung đột, nhưng nay đã thay đổi chính sách”, CNN dẫn lời ông Stoltenberg phát biểu tại Viện Nghiên cứu cao cấp Chey ở Seoul hôm 30/1.

Trong tuyên bố trên, ông Stoltenberg cũng đã nhắc tới việc Đức, Na Uy và Thụy Điển, quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập NATO, quyết định thay đổi chính sách xuất khẩu vũ khí để hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. 

 Xe tăng K2 Panther của Hàn Quốc. Ảnh: Fighting-Vehicles.com


Hoạt động viện trợ quân sự cho Ukraine chứng kiến bước thay đổi lớn vào tuần trước, khi Đức thông báo sẽ gửi 14 xe tăng Leopard 2 cho Kiev. Ngoài ra, Berlin còn cho phép các quốc gia khác sở hữu xe tăng Leopard 2 như Na Uy xuất khẩu loại xe này sang Ukraine. Lâu nay, Leopard 2 được nhận định là dòng xe tăng tốt nhất trên thế giới, và phù hợp để hoạt động ở Ukraine. 

Ngoài Leopard 2, Ukraine sẽ còn được nhận 31 xe tăng M1 Abrams từ Mỹ. Anh cũng hứa hẹn hỗ trợ 14 xe tăng Challenger cho Kiev. 

Một số chuyên gia nhận định, xe tăng K2 Panther của Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm xe tăng tốt nhất thế giới, và có thể hữu dụng khi được đưa tới Ukraine. Tuy nhiên, Hàn Quốc có quy định hàng xuất khẩu chỉ có thể sử dụng cho “mục đích hòa bình”, và “sẽ không ảnh hưởng đến nền hòa bình quốc tế, duy trì an toàn và an ninh quốc gia”.

Hàn Quốc cũng là một bên tham gia ký kết Hiệp ước buôn bán vũ khí của Liên Hợp Quốc với mục đích kiểm soát chặt chẽ đối tượng nhận vũ khí, và các điều kiện vũ khí được sử dụng. 

Song điều này không có nghĩa ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc hiện không đóng vai trò trong chiến sự ở Ukraine. 

Hồi tháng 12/2022, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng Washington dự định mua 100.000 viên đạn pháo từ các nhà sản xuất vũ khí Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraine. Số đạn này sẽ được chuyển đến Ukraine thông qua Mỹ. Điều này cho phép Seoul giữ cam kết không hỗ trợ vũ khí sát thương cho quốc gia đang có xung đột. 

Ngoài ra, một trong những quốc gia hỗ trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine là Ba Lan cũng đã ký một thỏa thuận vũ khí quy mô lớn với Hàn Quốc vào năm 2022 để mua hàng trăm xe tăng và khẩu pháo, cùng hàng chục tiêm kích. Thỏa thuận này nhằm giúp Ba Lan thay thế nhiều loại vũ khí mà Warsaw đã gửi cho Kiev.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !