NATO đang cân nhắc chuyển giao tên lửa chống hạm cho Ukraine

Sau yêu cầu từ Tổng thống Volodymyr Zelensky về việc cung cấp vũ khí mới cho nhu cầu của Ukraine, được biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xem xét khả năng cung cấp cho Kiev tên lửa chống hạm.

Tuy nhiên, theo Daily Mail, những hành động như vậy của NATO có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng, hơn nữa, không phải quá nhiều về phía Ukraine, mà là về phía khối quân sự phương Tây.

“Tổng thống Joe Biden đã đề cập đến viện trợ khi ông nói chuyện với các đồng minh NATO về những nỗ lực của Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine chống lại Nga. Chúng tôi đã bắt đầu tham vấn với các đồng minh về việc cung cấp tên lửa chống hạm cho Ukraine”, một quan chức cấp cao của NATO nói với các phóng viên.

{keywords}
NATO đang cân nhắc chuyển giao tên lửa chống hạm cho Ukraine. (Ảnh: Avia.pro)

Các tên lửa chống hạm cụ thể nào vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý một thực tế là nếu Không quân Ukraine vẫn còn máy bay chiến đấu và máy bay ném bom thì đơn giản là họ không thể sử dụng tên lửa chống hạm tiêu chuẩn của NATO.

Đồng thời, có những lo ngại rất nghiêm trọng rằng các hệ thống chống hạm trên mặt đất có thể được chuyển giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

“Nga đã nhiều lần cảnh báo các đồng minh Ukraine về nguy cơ chuyển giao vũ khí cho Kiev. Nếu những yêu cầu như vậy không đặt được, thì Nga sẽ dễ dàng chứng tỏ sự nghiêm túc trong ý định của mình”, chuyên gia của Avia.pro lưu ý.

Trong những tuần gần đây, Ukraine đã gửi danh sách viện trợ quân sự bổ sung tới Mỹ, đề nghị Washington cung cấp vũ khí để giúp Kiev đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.

Tuy nhiên, bản danh sách do Ukraine gửi tới các nghị sĩ Mỹ gần đây dường như cho thấy nhu cầu tăng lên đối với các tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất. Theo đó, Ukraine cho biết nước này cần khẩn cấp 500 tên lửa Stinger và 500 tên lửa Javelin mỗi ngày.

Danh sách mới được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vũ khí do chiến dịch quân sự kéo dài của Nga.

Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba phàn nàn rằng, quân đội nước này chỉ còn “2 tuần vũ khí để chiến đấu” trước khi hết tên lửa phòng không và chống tăng. Tình hình được cho là chỉ được cải thiện một phần sau khi các nước gửi thêm vũ khí trong những ngày qua.

Mới đây nhất, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho hay, quân đội Ukraine chỉ còn lượng vũ khí đủ dùng 1 tuần, trong khi Nga vẫn pháo kích liên tục trên nhiều mặt trận.

Tính đến ngày 7/3, tức chưa đầy 2 tuần sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và các nước thành viên NATO khác đã đưa khoảng 17.000 tên lửa chống tăng và 2.000 tên lửa phòng không tới Ukraine.

Kể từ đó, các nước NATO, bao gồm Mỹ, vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine, ngay cả khi Nga dọa nhắm mục tiêu tấn công vào các lô vũ khí vận chuyển cho Kiev.

Thanh Bình (lược dịch)

Chuyên gia đánh giá tầm quan trọng của việc quân đội Nga kiểm soát Izyum

Chuyên gia đánh giá tầm quan trọng của việc quân đội Nga kiểm soát Izyum

Theo chuyên gia quân sự người Nga Alexei Leonkov: “Izyum là một thành phố quan trọng về mọi mặt theo hướng này và Lực lượng vũ trang Ukraine đã chiến đấu tốt nhất có thể tại đây. Giờ đây, chúng tôi có cơ hội tiến về phía Slavyansk (Donetsk)”.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !