NATO ‘bất ngờ’ ca ngợi hệ thống phòng không Pantsir của Nga
Hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir-S của Nga (ZRPK) là phương tiện lý tưởng để chống lại các máy bay không người lái (UAV) quân sự, NATO sẽ phải ưu tiên loại bỏ các mối đe dọa như vậy trước khi bắt đầu các hoạt động.
Nhận định trên của Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi - Đại tướng Jeffrey Lee Harrigian cho biết hôm 27/2.
Tài liệu chỉ ra rằng hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S ban đầu được phát triển để bảo vệ mục tiêu trước máy bay và trực thăng của đối phương, cũng như để bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa trước các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao (đặc biệt là từ trên không tầm gần và cực gần).
Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga. (Ảnh: Maxim Blinov) |
“Do những đặc điểm này Pantsir-S lý tưởng để chống lại toàn bộ các loại máy bay không người lái, đồng thời cho phép thu hẹp khoảng cách trong các đơn vị phòng không thông thường giữa các hệ thống đặc biệt để chống lại các UAV cỡ lớn”, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng cho biết: “Pantsir và các biện pháp đối phó với UAV tương tự được triển khai cùng với các hệ thống tác chiến khác gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với các lực lượng thiện chiến trên chiến trường và phải bị vô hiệu hóa trước khi bước vào giai đoạn tham chiến”.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến dịch quân sự “Lá chắn Mùa xuân”, Thổ Nhĩ Kỳ đã dành sự chú ý đặc biệt đến hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S của Syria đang hoạt động ở Idlib.
Theo đó, Pantsir-S là mục tiêu hoạt động gây ra mối đe dọa thực sự đối với các máy bay không người lái thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho các lực lượng mặt đất và cần phải tiêu diệt ngay lập tức.
“Để đánh bại hệ thống Pantsir duy nhất đóng tại Idlib, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch để trấn áp lực lượng này bằng các phương tiện điện tử”, báo cáo nhấn mạnh.
“Việc tiêu diệt các mục tiêu như vậy được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ coi là thời điểm quan trọng để đạt được các chiến tích của toàn bộ hoạt động”, báo cáo giải thích.
Trước đó, theo các nguồn tin, trong quá trình sử dụng chiến đấu ở Syria và Libya, các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S mà quân đội Syria và Libya có, cũng như các hệ thống phòng không bảo vệ căn cứ Hmeymim của Nga, tổng cộng đã phá hủy hàng trăm máy bay không người lái và nhiều loại tên lửa.
Trong đó, Pantsir-S đã liên tục bắn hạ máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay Heron UAV do Israel sản xuất, phá hủy ít nhất một máy bay không người lái RQ-21A Integrator và hai máy bay MQ-9A Predator do Mỹ sản xuất.
Hệ thống Pantsir-S thiết kế với 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6 (hơn Tunguska 4 tên lửa). Trong đó pháo 2A38M có tốc độ bắn tối đa 2.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 4km, tầm cao tối đa 3km.
Tên lửa đối không tầm ngắn 57E6 nặng 90kg, dài 3,2m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 20kg. Tên lửa kết cấu với 2 tầng, động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ hành trình 1.300m/s, tầm bắn 20km và diệt mục tiêu độ cao 15km (gấp đôi tầm bắn của tên lửa 9M311-M1 của Tunguska). Tên lửa 57E6 được dẫn đường bằng vô tuyến kết hợp đầu tự dẫn hồng ngoại, xác suất tiêu diệt mục tiêu khoảng 70%.
Hiện nay các hệ thống Pantsir được nhiều quốc gia quan tâm; nhiều nước ở Trung Đông, Châu Phi đã có Pantsir trong biên chế. Với giá thành từ 13 đến 15 triệu USD một hệ thống, nên nhiều quốc gia đã tìm hiểu để sở hữu loại vũ khí hiện đại này.
Hé lộ tên lửa ‘phá vỡ mọi định luật’ của Su-57
The Drive của Mỹ viết, một tên lửa siêu thanh nhỏ gọn được lắp đặt trong khoang máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga có khả năng “thay đổi luật chơi”.
Thanh Bình (lược dịch)