Nam sinh tiểu học mặc trang phục đắt ngang căn nhà gây nên làn sóng ý kiến trái chiều
Cậu học sinh có gu ăn mặc chất chơi và tất nhiên là đắt khỏi bàn!
Các trường tiểu học và trung học ở Trung Quốc thường có quy định rõ ràng: Bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục đến trường. Quy định này không chỉ giúp quản lý, mà còn ngăn chặn sự so sánh không đáng có giữa các em học sinh.
Bởi lẽ tâm lý học sinh tiểu học không ổn định, thường bị tác động bởi những thứ bên ngoài. Nên một khi thấy người xung quanh mặc đẹp hơn mình, các em sẽ cảm thấy tự ti và dần đưa ra những suy nghĩ không hay về vật chất trong gia đình mình.
Sự phân biệt vật chất này có thể tạo nên tranh cãi và tổn thương không đáng có trong trường học. Điển hình như mới đây, hình ảnh đứa trẻ mặc đoàn đồ hiệu trên người ở một trường tiểu học tại TP. Thượng Hải đã tạo nên làn sóng trái chiều.
Học sinh Tiểu học mặc đồ hiệu có giá trị 1 triệu NDT - bằng gia tài cả một đời người
Một đứa trẻ đã bị soi giá quần áo em đang mặc. Ở trên em mặc áo hiệu Louis Vuitton giá 37.900 NDT (khoảng 137 triệu đồng), ở dưới em mặc quần giá 3.760 NDT (khoảng 13 triệu đồng). Đáng chú ý là ở dưới, em đi đôi giày phiên bản giới hạn toàn cầu có giá 810.000 NDT (khoảng 2,9 tỷ đồng)!
Tổng giá trị bộ đồ này lên đến gần 1 triệu NDT - tương đương với giá một căn nhà ở Trung Quốc! Các bạn bè xung quanh đều ăn mặc khá giản dị, nhiều người còn không ngần ngại tỏ thái độ xa lánh với học sinh rich kid kia.
Đôi giày có giá lên đến 810.000 NDT (khoảng 2,9 tỷ đồng)
Nhiều bậc cha mẹ thấy cảnh này phải bình luận rằng: "Nếu có bạn cùng lớp đi đôi giày thế kia, tôi sẽ không cho con chơi cùng". Bởi bạn thử tưởng tượng nếu không may giẫm chân lên đôi giày giá trị cả gia tài kia, phải không biết làm việc mấy chục năm mới bù đắp được.
Không phải ngẫu nhiên sinh ra đồng phục trong lớp học. Đồng phục được thiết kế để những đứa trẻ tự do vận động, thoải mái chơi đùa với bạn bè. Hơn hết, chúng cũng ngăn ngừa việc phân biệt giai cấp và địa vị.
Đồng phục sinh ra để tạo sự bình đẳng trong trường học
Tất nhiên, ăn mặc như nào là quyền của mỗi người. Song nếu cho con cái ăn mặc quá đắt đỏ, vô hình trung có thể khiến đứa trẻ này sẽ bị cô lập và bị bạn bè xa lánh. Bởi những nguyên nhân sau:
1. Ảnh hưởng mối quan hệ trong lớp học
Nhiều phụ huynh có xu hướng cho con đeo vàng, đeo bạc đến lớp để thể hiện gia thế, khoe khoang với mọi người. Tuy những đứa trẻ thường suy nghĩ đơn giản, nhưng dần dần chúng có thể học hỏi tính xấu này từ cha mẹ.
Bên cạnh đó, việc cho con mặc đồ quá đắt còn dễ khiến bé trở thành mục tiêu của những kẻ xấu sau giờ học. Chúng có thể sẽ tiếp cận bé để cướp đồ hay thậm chí là bắt cóc để lấy tiền chuộc.
2. Đi lại không thuận tiện, dễ bị thương
Những bộ quần áo đắt tiền, tuy đẹp đấy nhưng cũng bộc lộ nhược điểm. Bởi những đứa trẻ sẽ phải giữ kĩ trang phục nên sẽ dần sinh ra tâm lý không thoải mái chơi đùa cùng bạn bè. Nhiều bé gái mặc váy công chúa còn có thể khó vận động, dễ bị thương nếu các hạt cườm trên áo quẹt vào người.
Nhiều quần áo hàng hiệu đắt đỏ khiến các em học sinh mặc không thoải mái
3. Ảnh hưởng đến không khí lớp học
Những đôi giày, trang phục quần áo sẽ thể hiện địa vị, tiền tài của các em học sinh. Tất nhiên sinh ra trong gia đình nghèo khó không phải cái tội, nhưng nếu nhìn bạn bè ăn mặc sang trọng, hẳn nhiên sẽ khiến không ít em học sinh cảm thấy chạnh lòng. Nhiều đứa trẻ còn có tâm lý tiêu cực đi vòi vĩnh cha mẹ, đua đòi theo chúng bạn.
Văn hoá sneaker trong các trường học Trung Quốc vô tình gây nên áp lực tâm lý cho các học sinh nghèo
Ở các trường học Trung Quốc đang hình thành văn hoá giày sneaker. Đó là khi đồng phục giống nhau nên những học sinh sẽ cố gắng mua những đôi giày sang nhất, đắt nhất để thể hiện bản thân. Và trường THPT Hành Thuỷ đã là nơi tiên phong xoá bỏ đi văn hoá này bằng cách giáo viên đứng lớp sẽ mua giày đồng phục cho cả lớp với giá chỉ 200 NDT/đôi (khoảng 700 nghìn
Một trường cấp 3 ở Trung Quốc tiên phong xoá bỏ văn hoá sneaker
Nguồn: Sohu
Bà mẹ “bá đạo”
Tôi có vài cách để lũ trẻ không chúi mũi vào các thiết bị thông minh vuốt vuốt xem xem cả ngày. Chúng còn gọi tôi là bà mẹ “bá đạo”.
Theo phapluat.suckhoedoisong.vn