Nam sinh Huế tiết lộ điều ‘vô tình’ giúp giành tấm vé vào chung kết Olympia

Vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia, nam sinh Huế chia sẻ việc thích xem phim, thể thao, nghe nhạc là những điều “vô tình” giúp em có hiểu biết và câu trả lời chính xác trong chương trình

Nguyễn Minh Triết, lớp 11 Lý 1, Trường THPT Chuyên Quốc học (Thừa Thiên Huế) vừa giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 với 290 điểm. Qua đó, em không chỉ có vòng nguyệt quế mà còn mang cầu truyền hình trận chung kết năm về với Trường THPT Chuyên Quốc học.

Triết cho hay em bắt đầu theo dõi chương trình Đường lên đỉnh Olympia từ khi 4 tuổi. Cả bố và mẹ đều yêu thích chương trình. “Bố mẹ hay xem nên em xem cùng. Cứ tới giờ phát sóng cả nhà cùng ngồi xem, không bỏ sót trận đấu nào. Khi đó, em không hiểu và xem chỉ vì tính kịch tính của cuộc thi. 

Giai đoạn 2009 - 2010, THPT Chuyên Quốc học là ngôi trường có nhiều thí sinh rất mạnh. Khi em là học sinh lớp 4 (năm 2015), anh Hồ Đắc Thanh Chương vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Lúc đó, dù chỉ xem chương trình như cách để giải trí, song, trong đầu em bắt đầu có suy nghĩ mơ ước một ngày nào đó mình được tham gia cuộc thi này”. 

Lên lớp 10 trúng tuyển vào THPT Chuyên Quốc học - một ngôi trường giàu truyền thống với nhiều thí sinh dự thi Olympia, Triết bắt đầu định hướng ôn luyện nghiêm túc cho mục tiêu chinh phục sân chơi này.

 

Nguyễn Minh Triết tại Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế. Ảnh: NVCC


Triết cho hay, để có được thành quả như ngày nay, em đã rất chăm chỉ suốt quá trình từ năm lớp 10 lên lớp 11. 

“Vào THPT Chuyên Quốc học cũng giúp quyết tâm tham gia Olympia của em lớn hơn. Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi sân chơi tương tự Olympia. Ở trường em, chương trình có tên là “Nguyệt quế đỏ”, không chỉ tổ chức mà còn tạo không gian luyện tập cho các thí sinh tiềm năng. Chiến thắng ở cuộc thi trước thềm năm lớp 11, em được đại diện trường đăng ký dự thi Olympia”, Triết kể.

Triết cho rằng, Olympia là sân chơi đòi hỏi kiến thức nhiều chủ đề, lĩnh vực. Xác định dự thi, không chỉ tìm hiểu thêm các kiến thức mới, Triết còn ôn tập lại các kiến thức của những lớp dưới.

“Em không muốn dự thi Olympia bằng sự học thuộc hay ghi nhớ cho qua. Thay vào đó, em coi đây là cơ hội để mình mở mang thêm kiến thức. Trong quá trình học, em luôn cố gắng liên hệ, xâu chuỗi giữa các bài học với nhau, có thể môn này với môn khác, kiến thức lớp này với lớp khác. Khi học như vậy, em thấy hệ thống kiến thức vững vàng hơn và khi nói về một chủ đề nào đó, em có khả năng suy nghĩ, suy luận nhanh hơn”, Triết nói. 

Ngoài kiến thức trên lớp, em thường xuyên cập nhất các thông tin thời sự... Nam sinh cho rằng việc thích xem phim, thể thao, nghe nhạc - những điều “vô tình” giúp em có được những hiểu biết và cả những câu trả lời chính xác trong chương trình. Minh chứng ở cuộc thi quý 2, Triết nhanh chóng đưa ra được đáp án Al Rihla - tên của trái bóng được sử dụng tại World Cup 2022...

“Những chủ đề em quan tâm trong cuộc sống hằng ngày không ngờ lại xuất hiện trong những câu hỏi của cuộc thi quý”, Triết cười.

 

Triết cũng tự rèn luyện các kỹ năng khác như đọc nhanh, phản xạ, gõ bàn phím, thậm chí thao tác bấm chuột. “Em thường vào các trang web để học cách, ôn luyện các kỹ năng này. Tốc độ bấm chuột cũng là điều rất quan trọng ở cuộc thi, đặc biệt phần thi Khởi động và Về đích.

Bởi có những khoảnh khắc chỉ hơn thua nhau một tích tắc trong bấm chuột giành quyền trả lời đã thay đổi kết cục trận đấu. Ngay ở cuộc thi quý vừa qua, có một câu hỏi em và bạn chơi Hoài Bảo cùng giành quyền trả lời nhưng may mắn em đã chiến thắng. Đó cũng là câu hỏi quyết định chiến thắng chung cuộc của em”, Triết tiết lộ.

Triết đánh giá bản thân có thế mạnh trong những câu hỏi về lĩnh vực Văn học và hiểu biết chung. Nam sinh này thích nhất phần thi Khởi động và cho rằng phong độ ổn định nhất ở phần thi này.

“Em thường trả lời rất ít sai những câu hỏi ở phần thi Khởi động. Sau phần thi này, nếu tạo được cách biệt tốt với các bạn cùng chơi, em sẽ có nền tảng tốt cho những phần thi sau”, Triết nói.

Điều này cũng được thể hiện rõ ở cuộc thi quý khi kết thúc phần thi Khởi động, Triết có cách biệt với bạn xếp ngay sau 50 điểm.

Nam sinh tự nhận điểm mạnh của mình là bình tĩnh, song khá nhiều điểm yếu. Em hay gặp vấn đề ở những câu hỏi cần tính quan sát như ghép hình, nhìn hình chọn đáp án... “Khả năng quan sát của em chưa thực sự nhanh nhạy và em sẽ cố gắng rèn luyện để khắc phục trong thời gian tới”. 

 

Minh Triết tự nhận là một học sinh bình thường ở lớp, nói khá nhiều và thích đem lại niềm vui cho mọi người. Ảnh: NVCC


Triết không có bí quyết học tập đặc biệt, nhưng trong từng môn học, em đều tự nhủ phải nắm chắc kiến thức. 

Không quá nổi trội ở môn học nào nhưng bù lại em học đều các môn. Nam sinh tiết lộ mình là người khá lười học và cũng không phải là người có kết quả học tập trên lớp quá xuất sắc, lọt top đầu.

“Thông thường, các thí sinh dự thi Olympia thường có kết quả học tập trên lớp “khủng” và điều đó cũng khiến em từng khá tự ti khi tham gia và nghĩ mình khó mà đạt được thành tích cao. Khi học, em chú trọng những giá trị mình hiểu, biết được gì hơn là điểm số”, Triết nói.

Ngoài kiến thức trên lớp, Triết muốn tìm hiểu nhiều điều trong cuộc sống và cũng coi đó như việc học. “Em nghĩ việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Khi xem phim, cũng có thể là lúc mình đang học Tiếng Anh hoặc những nội dung truyền tải trong đó. Hay khi nghe nhạc, em nghĩ mình cũng thưởng thức và học về nghệ thuật...”.

Cho rằng bản thân là người khá “tùy hứng”, song nam sinh luôn cố gắng hoàn thành bài vở trên lớp một cách chỉn chu nhất có thể.

“Ở lớp, em là một học sinh bình thường, không có gì quá nổi bật nhưng là người nói khá nhiều và thích trêu đùa, đem lại niềm vui cho mọi người”.

Còn khoảng 6 tháng để chuẩn bị cho trận đấu cuối cùng, ngay từ giờ, Triết đang cố gắng cải thiện kiến thức của mình mỗi ngày. Ưu tiên hàng đầu của nam sinh là ngoại ngữ và các mảng kiến thức còn thiếu, cập nhật thêm các tin tức.

Ngoài mục tiêu giành vòng nguyệt quế chung kết năm Olympia, Triết cho hay vẫn phải hoàn thành tốt chương trình học trên lớp và cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa. 

Thanh Hùng

Đi tắm biển nam sinh lớp 9 bị đuối nước, tử vong

Trong lúc cùng nhóm bạn đi chơi, nướng đồ ăn trên biển, em T. xuống tắm và bị đuối nước. Thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy ngay trong đêm.

Vụ học sinh lớp 4 tử vong ở Hải Dương: Phát hiện sự cố về điện

Khu vực học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ngã xuống bất tỉnh đã có sự cố rò rỉ điện từ hệ thống màn hình LED ra khung với mức điện áp đo được là 220V.

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Bức ảnh tốt nghiệp thần thái tự tin ngút ngàn của bé mẫu giáo gây sốt

MỸ- Bé gái 6 tuổi gây sốt mạng xã hội sau khi bức ảnh chụp trong buổi lễ tốt nghiệp mầm non lan truyền. Hình ảnh cô bé đĩnh đạc, tự tin ngút ngàn khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

3 cô gái trẻ yêu chung một người, lên kế hoạch trả thù bạn trai và cái kết

TRUNG QUỐC - Ba cô gái lên kế hoạch "tống bạn trai chung" vào tù vì anh ta lừa đảo, lấy của họ 15.000 USD. Rồi sau đó, họ rồi trở thành bạn, cùng nhau đi du lịch.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Chiến lược giúp chàng trai miền núi giành học bổng vào ĐH top đầu thế giới

Gia đình chỉ có thể chi trả khoản tài chính khiêm tốn, Hoàng Nguyên lo lắng đây sẽ là bất lợi cho em khi ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !