Nam sinh trượt lớp 10 ở Hà Nội: 'Mẹ ơi, cho con quyền được thất bại!'

Mùa tuyển sinh năm đó, K. là một trong hàng nghìn học sinh không may mắn trượt lớp 10 công lập. Em đã phải đối mặt với sự hụt hẫng của bản thân, gia đình. Vậy nhưng, chính em lại là người mạnh mẽ, an ủi ngược lại mẹ của mình.

Nhiều năm nay, cuộc thi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội là nỗi ám ảnh của các học sinh, phụ huynh. Bởi lẽ, số trường công chỉ đáp ứng hơn 60% số học sinh dự tuyển vào lớp 10 của thủ đô.

Vì thế, sau mỗi mùa thi, không ít thí sinh phải đối mặt với cú sốc khi "vượt vũ môn" không thành. Bên cạnh những phụ huynh mạnh mẽ tìm mọi cách động viên, tìm “cánh cửa” khác cho con, cũng không ít phụ huynh lại phải vượt qua cú sốc về tinh thần khi đặt kỳ vọng quá lớn ở con.

namsinh.jpg
Hình ảnh trước một điểm thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2023. Ảnh minh họa: Thế Bằng

Nhớ lại mùa tuyển sinh năm 2023, em Lê Hoàng K. (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, em đăng ký nguyện vọng 1 THPT Nguyễn Văn Cừ, nguyện vọng 2 vào THPT Dương Xá. Nam sinh không đăng ký nguyện vọng 3 vì những trường khác khu vực tuyển sinh, trường nào cũng xa.

Ở những lần thi thử trước đó, K. đều đạt điểm cao nên tự tin với nguyện vọng 1, nam sinh này không để tâm quá nhiều đến nguyện vọng sau. Thế nhưng không ngờ, mùa tuyển sinh 2023, điểm chuẩn lại “đảo chiều”. Cụ thể, điểm chuẩn THPT Dương Xá là 35, còn THPT Nguyễn Văn Cừ là 37,75. K. trượt cả hai nguyện vọng.

“Biết bản thân bị trượt, ban đầu, em cũng không tin vì rõ ràng mình làm bài không tệ. Trường em chọn năm nay lại bất ngờ tăng 5 điểm so với năm 2022.

Em hơi thất vọng, hụt hẫng trước kết quả này. Khi có điểm chuẩn, em nhắn cho mẹ: “Mẹ ơi, con trượt rồi”. Sau đó, em đi tắm và lên giường ngủ một giấc, mọi thứ tính sau”, K. kể.

Mẹ của K. thì không bình tĩnh như vậy. Phụ huynh này không tin con trượt nên vội vã vào mạng xem kết quả. Thất vọng, chị khóc như một đứa trẻ. K. kể, những ngày sau đó, không khí trong gia đình vô cùng nặng nề. Mẹ của em không đi làm. Các công việc nhà, chị cũng bỏ bê khi chỉ nằm trong phòng riêng. 

"Chiều ấy, sau khi đi ăn với bạn về, thấy mẹ vẫn nằm trong phòng, em tới bên mẹ thủ thỉ rằng: “Không chỉ mình con, ngoài kia, còn hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn bạn khác cũng trượt. Mẹ hãy cho con quyền được trượt, quyền được thất bại. 

Con cố gắng hết sức rồi, chỉ là may mắn chưa mỉm cười với con. Một kỳ thi chưa nói hết tất cả, con vẫn có thể học tới đại học, thậm chí, sau đại học bằng những con đường khác. Mẹ đừng buồn nhé, con hứa rằng sẽ sống thật tử tế”. 

Sau khi thấy con trai mạnh mẽ, mẹ K. mới lau nước mắt và đứng dậy. Mùa tuyển sinh 2023, nghe mọi người "mách nước" phải xếp hàng xuyên đêm mới mong nộp được hồ sơ vào trường tư thục, mẹ cậu cũng lao vào cuộc chiến giành suất học cho con. Và lần ấy may mắn đã mỉm cười khi K. có một "tấm vé" vào trường tư gần nhà.

Từng chia sẻ với VietNamNet, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng, trước mỗi kỳ thi, học sinh và phụ huynh đều có những kỳ vọng. Đó đều là những kỳ vọng chính đáng, nhưng không phải lúc nào kết quả cũng được như mong đợi.

“Bản thân đứa trẻ khi thi trượt đã rất đau buồn. Lúc này, cha mẹ cần phải “kìm nén” những kỳ vọng để chia sẻ và đồng hành cùng con. Việc chọn một ngôi trường tư phù hợp cũng là bài toán quan trọng nhất lúc này. Phụ huynh cần động viên, tiếp thêm cho con ý chí, nghị lực để bước tiếp và nỗ lực về sau”.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, mọi sự chỉ trích, mắng mỏ trong thời điểm này đều không có tác dụng, thậm chí sẽ khiến đứa trẻ càng thêm tổn thương, phẫn uất, dẫn tới những hành động dại dột.

Ông cũng dẫn lại nhiều trường hợp học sinh có sức học tốt, nhưng không đạt được nguyện vọng vào các  trường top đầu. Song, “trong cái rủi lại có cái may”, khi học tại những ngôi trường top dưới, học sinh này nhờ lực học tốt, được thầy cô động viên, em luôn dẫn đầu trong các kỳ thi của trường. Nhờ đó, em đã thuận lợi đỗ vào những trường đại học tốt trong nước.

Ngược lại, có không ít trường hợp học sinh đỗ vào những ngôi trường top đầu, nhưng vì chủ quan mình giỏi, cuối cùng lại không có ý chí phấn đấu và gặp thất bại về sau.

“Cho nên chúng ta không nên ân hận về những điều không làm được. Điều quan trọng, các em cần phải rút kinh nghiệm. Trước thất bại, bạn cần phải vững vàng để tiếp tục vươn lên”.

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cũng cho rằng sự buồn bã, lo âu và hoang mang khi học sinh trượt trường công lập là điều dễ thấy nhưng lúc này, bố mẹ cần hiểu rằng, trẻ cần nhận được sự động viên, chia sẻ kịp thời hơn là trách móc, dằn vặt.

Bởi chỉ tiêu tuyển sinh vào 10 công lập hàng năm gần như không thay đổi, với khoảng hơn 30.000 học sinh sẽ không được vào công lập. Không học sinh, gia đình nào muốn con em mình nằm trong số đó nhưng trong tình huống này, việc phụ huynh phải “dẹp thất vọng sang một bên” để bảo vệ con, chuẩn bị các phương án sẵn sàng đối mặt là điều cần thiết, giúp trẻ bớt đi gánh nặng tâm lý, tiếp tục có động lực trong học tập.

“Ở lứa tuổi của các con, tâm sinh lý đang thay đổi, dễ có những lời nói hay hành vi mang tính tiêu cực nhất thời. Thực tế, những đứa trẻ bỏ nhà ra đi hay có ý nghĩ bản thân vô giá trị, muốn tự tử… hoàn toàn do chúng đang đổ lỗi về phía mình".

Thay vì trách mắng các con trong giai đoạn “nhạy cảm” này, bố mẹ nên là chỗ dựa tinh thần để trẻ cảm thấy tự tin mà bước tiếp.

Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2024-2025, dự kiến gần 135.000 học sinh lớp 9 tốt nghiệp, tăng hơn 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024.

Trong số các học sinh tốt nghiệp THCS, tỷ lệ chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 60%. Còn lại, các em phải lựa chọn theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng.

Như vậy, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới đây tại Hà Nội, dự kiến khoảng 81.000 em đỗ vào các trường công lập. 54.000 em còn lại không sở hữu "tấm vé" vào công lập sẽ phải theo học trường tư hoặc trường nghề.

Có thể thấy, cuộc đua vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm nay sẽ không "hạ nhiệt" khi chỉ tiêu các trường tăng nhưng chỉ tăng tại các trường ngoại thành, những trường top không tăng, thậm chí còn giảm.

Lịch thi vào lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội:

lich thi chuyen.jpeg

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.

Cánh cửa nào cho hàng nghìn thí sinh trượt lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội vừa kết thúc, nhiều phụ huynh đang cuống cuồng tìm phương án dự phòng nếu "tấm vé" trường công lập trượt khỏi tầm tay con.

Vụ mất tiền oan thẻ học trực tuyến: Công ty chưa trả tiền công cho giáo viên

Ông Trịnh Trọng Nam – Trưởng ban cố vấn chương trình giảng dạy trực tuyến của Công ty CP phát triển công nghệ giáo dục trực tuyến cho biết để xảy ra thẻ lỗi là trách nhiệm của công ty.

Trăm phụ huynh mang chiếu, bánh mì xếp hàng xuyên đêm nộp hồ sơ lớp 1 cho con

Hàng trăm phụ huynh thị trấn Phong Châu (Phù Ninh, Phú Thọ) xếp hàng xuyên đêm để có suất nhận phiếu đăng ký tuyển sinh vào lớp 1 Trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng.

Trẻ bị bỏ quên trên xe: Dù có lắp camera cũng không thể thay thế được con người

"Nếu các cá nhân thiếu trách nhiệm thì dù xe có lắp camera cũng không thể thay thế được con người”, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) nhấn mạnh.

Hiệu trưởng lên tiếng về khoản thu 700 nghìn 'hỗ trợ giám thị'

Ông Hoàng Anh Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Quang (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang), lên tiếng trước thông tin phản ánh về việc các em lớp 12 phải đóng số tiền 700 nghìn đồng để hỗ trợ giám thị.

Nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề: Những tranh luận chưa dứt

Liên quan đến nội dung sẽ có chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đưa ra trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra.

Hiệu trưởng giật micro hiệu phó, người trong cuộc 'chỉ xin 5 phút để giãi bày'

“Con tôi năm nay cũng ra trường nên tôi chỉ muốn giãi bày và mong muốn những năm sau hội phụ huynh và nhà trường phối hợp để làm tốt hơn. Nếu nhà trường không cho nói cũng không nên có thái độ như thế với tôi”, hội trưởng hội phụ huynh cho biết.

Học sinh đạt 9, 10 điểm vẫn không 'xuất sắc', Bộ GD-ĐT nói gì?

Đại diện Bộ GD-ĐT đã giải thích và nêu quan điểm liên quan việc phụ huynh băn khoăn khi con được 9, 10 điểm các môn mà vẫn không đạt xuất sắc.

Bé trai tử vong do bị bỏ quên trên xe: Phải 'vá' lỗ hổng quản lý xe chở học sinh

Trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ trẻ em bị bỏ quên trên xe đưa đón đến trường, hậu quả có em tử vong. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào về việc quản lý hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng ô tô.

Đang cập nhật dữ liệu !