Mỹ vừa rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc nhanh chóng vào ‘lấp chỗ trống’

Trung Quốc nhanh chóng lấp chỗ trống mà Mỹ để lại sau quá trình rút quân khỏi Afghanistan thông qua các dự án phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc được cho đang nhanh chóng mở rộng quan hệ hợp tác với Afghanistan để dần dần thay thế và lấp chỗ trống, sau khi quân đội Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan.

Theo tờ Daily Beast, thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc hiện sẵn sàng tạo ra lối vào không gặp bất cứ sự cạnh tranh nào hậu thời kỳ Mỹ ở Afghanistan.

{keywords}
Quân đội Mỹ rút quân, mở đường cho Trung Quốc vào lấp chỗ trống ở Afghanistan. (Ảnh minh họa)

Dẫn lời nguồn tin thân cận với các quan chức chính phủ Afghanistan, Daily Beast cho hay chính quyền Kabul cũng đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc theo khuôn khổ Vành đai Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) trị giá 62 tỉ USD. Dự án này liên quan tới hoạt động xây dựng các tuyến đường cao tốc, đường sắt, đường ống dẫn nhiên liệu giữa Trung Quốc và Pakistan. Theo đó, Trung Quốc muốn mở rộng BRI tới Afghanistan và ít nhất trong 10 năm qua được cho đã đề nghị Kabul tham gia.

Một trong những dự án triển vọng đang được thảo luận là chương trình xây dựng một con đường lớn được Trung Quốc tài trợ. Con đường này kết nối thành phố Kabul của Afghanistan với thành phố Peshawar ở phía tây bắc Pakistan và thông với mạng lưới đường của CPEC.

“Đang diễn ra quá trình thảo luận về con đường cao tốc Peshawar – Kabul giữa chính quyền Kabul và Bắc Kinh. Nối Kabul với Peshawar bằng tuyến đường bộ đồng nghĩa với việc Afghanistan chính thức tham gia CPEC”, một nguồn tin giấu tên cho hay.

Cũng theo nguồn tin này, việc Mỹ rời khỏi Afghanistan là chuyện tốt, bởi “Tổng thống Ashraf Ghani cần một đồng minh có nguồn lực, quyền lực và năng lực tạo ra sự hỗ trợ quân sự cho chính quyền lãnh đạo”. Ngoài ra, trước đây, Afghanistan và Trung Quốc được biết đã tiến hành các cuộc đàm phán về hoạt động hợp tác song phương và điều này khiến Mỹ nghi ngờ chính quyền của Tổng thống Ghani.

Hồi tháng Năm, giới truyền thông dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang tiến hành đàm phán với các bên liên quan bao gồm Kabul về việc mở rộng CPEC.

Một số báo cáo nhấn mạnh, Bắc Kinh có thể nắm ưu thế trong việc gia tăng sức ép để đưa Kabul tham gia BRI nhất là khi lực lượng Taliban có khả năng trỗi dậy sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Thậm chí, các quan chức Trung Quốc cũng được cho đã liên lạc với phía lãnh đạo Taliban, kể từ khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ký kết thỏa thuận hòa bình với nhóm phiến quân này vào tháng Hai năm nay.

Trên thực tế, Trung Quốc đã cho triển khai loạt dự án cơ sở hạ tầng ở các vùng sát với Afghanistan như xây dựng sân bay Taxkorgan ở cao nguyên Pamir nằm ở phía tây bắc Khu Tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nơi có đường biên giới giáp với Afghanistan. Ngay cả cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan cũng có đường biên giới với Afghanistan và nằm dưới sự điều hành của Trung Quốc. Cả 2 công trình trên đều được xây dựng trong khuôn khổ của CPEC.

Bên cạnh đó, để đảm bảo hoàn bình trong quá trình triển khai các dự án thuộc BRI, chính quyền Trung Quốc được biết đã đề nghị hỗ trợ hàng tỉ USD cho Taliban thông qua các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng để đổi lại Taliban chấm dứt những hành động thù địch ở Afghanistan.

BRI của Trung Quốc là dự án nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua mạng lưới các tuyến đường bộ và đường thủy phủ khắp 60 quốc gia. Dự án trị giá 4 ngàn tỉ USD này không chỉ giúp cải thiện hoạt động kết nối liên khu vực,  mà còn giúp Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng trên thế giới. Afghanistan có thể giúp Trung Quốc khi quốc gia này giữ vị trí chiến lược để trở thành một trung tâm thương mại kết nối Trung Đông, Trung Á và châu Âu.

Trong cuộc gặp 3 bên giữa Afghanistan - Trung Quốc - Pakistan hồi đầu tháng Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Islamabad và Bắc Kinh đã cam kết “mở rộng các mối quan hệ thương mại và kinh tế” với Kabul, cũng như “đóng vai trò lớn hơn” trong quá trình tái hòa giải sau khi quân đội Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan.

Dù chính quyền của Tổng thống Joe Biden đặt ra hạn chót để rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Afghanistan là vào ngày 1/9, nhưng theo truyền thông Mỹ, đa số binh sĩ Mỹ đã rời khỏi Afghanistan vào đầu tháng Bảy. Hồi tuần trước, ông Biden tuyên bố Mỹ vẫn sẽ còn “một vài lực lượng ở lại” sau hạn chót 1/9 và để Kabul tự quyết định tương lai.

Mới đây, hôm 2/7, quân đội Mỹ đã chính thức rút khỏi căn cứ quân sự lớn nhất ở Afghanistan là căn cứ không quân Bagram, một biểu tượng chấm dứt cho quá trình tham chiến suốt 20 năm qua.

Từ căn cứ không quân Bagram, quân đội Mỹ thực hiện các đợt không kích và hỗ trợ hậu cần trong giai đoạn chiến đấu ở Afghanistan. Hoạt động rút quân khỏi căn cứ Bagram hôm 2/7 được xem mang tính biểu tượng chấm dứt sứ mệnh tham chiến của Mỹ ở Afghanistan. Khoảng 2.400 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương trong cuộc chiến ở Afghanistan.

Thiếu Trung Quốc, Mỹ không thể đàm phán hạt nhân với Triều Tiên?

Thiếu Trung Quốc, Mỹ không thể đàm phán hạt nhân với Triều Tiên?

Giới chuyên gia nhận định nếu thiếu vắng sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, Mỹ khó có thể nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân với Triều Tiên. 

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !