Mỹ - Việt Nam tăng cường xác định danh tính liệt sĩ vô danh
Hôm 8/7, hai cơ quan đại diện của Mỹ và Việt Nam đã ký kết Bản Ghi nhớ Ý định về việc Mỹ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực định danh hài cốt trong chiến tranh.
Theo USAID, vào ngày 8/7, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, Giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP) Lê Chí Dũng và Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Michael Greene đã ký kết văn kiện nhằm tạo cơ sở cho VNOSMP và USAID cùng các đối tác liên quan hợp tác trong quá trình định danh hài cốt trong chiến tranh tại Việt Nam.
Các lĩnh vực hợp tác chính là hỗ trợ chuyên môn, cung cấp trang thiết bị và đào tạo từ nguồn ngân sách của chính phủ Mỹ.
Mỹ và Việt Nam tăng cường xác định danh tính liệt sĩ vô danh. (Ảnh: USAID) |
Theo đó, các phòng xét nghiệm tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ các công nghệ hiện đại và tốt nhất hiện nay để trích xuất, phân tích ADN, tăng cường hiệu quả, hiệu suất công tác định danh các hài cốt vô danh. Mục tiêu cuối cùng của nỗ lực chung là tìm thêm nhiều hài cốt để hồi hương, đoàn tụ với gia đình, theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Mỹ.
Trong khuôn khổ bản ghi nhớ, USAID sẽ phối hợp với VNOSMP để tài trợ một dự án mới kéo dài từ 3 đến 5 năm với ngân sách 2,4 triệu USD. Dự án được kỳ vọng sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm, xác định danh tính của các liệt sĩ vô danh.
Dự án này sẽ bổ sung cho nỗ lực rộng lớn hơn của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam về tìm kiếm và xác định danh tính của hơn 200.000 quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Mỹ dự kiến hợp tác về vấn đề tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh trong 6 lĩnh vực, trong đó đóng góp của USAID sẽ nhằm hỗ trợ cải thiện năng lực phân tích ADN.
Phát biểu tại lễ ký, Đại sứ Kritenbrink cho biết: “Mỹ trân trọng tất cả những hỗ trợ mà Việt Nam đã dành cho chúng tôi suốt 35 năm qua trong công tác tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Chúng tôi cam kết hỗ trợ người dân Việt Nam trong việc định danh và cuối cùng là đoàn tụ hài cốt của các liệt sĩ Việt Nam với gia đình thân yêu của họ.”
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá đây là sự kiện có ý nghĩa, tạo điều kiện cho hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quan trọng này. Ông khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác tích cực, hiệu quả với Mỹ trong quá trình tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh trên tinh thần "Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai". Thứ trưởng tin tưởng Bản ghi nhớ Ý định sẽ mang lại nhiều dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực cho các cơ quan liên quan của Việt Nam.
Kể từ năm 1989, chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam đã hợp tác cùng nhau để khắc phục các hậu quả chiến tranh với các chương trình xử lý ô nhiễm dioxin, hỗ trợ người khuyết tật và tháo dỡ bom mìn chưa nổ.
Ngoài các hoạt động này, công tác tìm kiếm, khai quật và định danh hài cốt từ chiến tranh có vai trò cực kỳ quan trọng cả về văn hóa và tinh thần đối với cả hai nước.
Việt Nam và Mỹ đã hợp tác về tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA) hơn 30 năm. Đây là một trong những trụ cột của quan hệ song phương. Các nhân viên điều tra, khai quật và khoa học của Mỹ và Việt Nam đã tham gia hơn 130 đợt hoạt động hỗn hợp, tìm kiếm được 770 hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Đến nay chưa có một lĩnh vực hợp tác song phương nào trong quan hệ Việt - Mỹ đạt được tầm mức quy mô, phạm vi và thời gian phối hợp lâu dài, sâu sắc như hợp tác về MIA. Thêm vào đó, việc tìm lại hài cốt các quân nhân mất tích trong chiến tranh cũng góp phần mang lại sự an bình cho nhiều gia đình, giúp nhân dân hai nước hiểu hơn về thiện chí, chính sách nhân đạo và văn hóa của nhau.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, theo nội dung Hiệp định, Cơ quan tìm kiếm MIA đã được thành lập. Việt Nam cam kết hợp tác với Mỹ tìm MIA hoàn toàn trên tinh thần nhân đạo, đã không đặt bất cứ điều kiện gì, không gây cản trở hay có băn khoăn nào trong hợp tác với phía Mỹ nhằm tìm kiếm từng trường hợp cụ thể, đáp ứng mong mỏi từ phía các gia đình Mỹ.
Minh Thu (lược dịch)
Du khách Việt Nam đứng đầu trong khối ASEAN tới Campuchia
Du khách Việt Nam hiện đứng đầu trong khối ASEAN tới thăm Campuchia trong quý I năm nay và theo sau là Thái Lan.
Hợp tác với Ấn Độ bảo quản các bản thảo Chăm
Trong di sản văn hóa Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm…
Việt Nam – Campuchia mở thêm đường bay tới nhiều điểm nóng du lịch
Việt Nam – Campuchia mở thêm đường bay tới nhiều điểm nóng du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng vọt trở lại sau dịch Covid-19.
Việt Nam – Campuchia tăng cường các mối quan hệ quốc phòng
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Campuchia nhấn mạnh hai nước cần thúc đẩy thêm mối quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Dấu ấn 30 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên báo Hàn
Báo Korea IT Times của Hàn Quốc đã có bài viết điểm lại những dấu ấn trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao Việt - Lào
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kêu gọi các doanh nghiệp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao hai nước Việt - Lào.
Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt - Lào
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh cần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Lào
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức nước CHDCND Lào từ ngày 15 - 17/5.
Chuyến thăm tới Việt Nam của Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào: Những kết quả chính đạt được
Chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam của Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào đã kết thúc tốt đẹp với nhiều kết quả quan trọng đạt được.
Những con số ấn tượng về mối quan hệ 50 năm giữa Việt Nam - Ấn Độ
Mối quan hệ 50 năm giữa Việt Nam - Ấn Độ được thể hiện ấn tượng qua những chuyến thăm, cùng con số đầu tư kinh tế song phương.