Mỹ thuật thời... "hạ giá"

Không chỉ có tấm biển ghi tên triển lãm Sale off, mà khắp phòng trưng bày ở nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) là những thông tin giống hệt một cửa hàng đại hạ giá ngoài đường phố: Giảm giá tới 90%, Sự lựa chọn tốt nhất trong năm, Tưng bừng khuyến mãi - ưu đãi hoành tráng...

Mỹ thuật thời... "hạ giá"

Trước buổi khai mạc triển lãm (diễn ra từ ngày 24/10 đến hết 4/11), người thì tự tay treo tranh, kẻ thì lúi húi viết tên từng bức tranh cũng như giá trị thực, giá bán, chất liệu lên một mẩu giấy... Tất cả đều làm việc cẩn trọng và nghiêm túc.

Mỹ thuật thời... `hạ giá`

Poster triển lãm

Triệu Tuấn Long - một trong ba họa sĩ góp tác phẩm trong triển lãm Sale off - cho biết: “Trong một lần mấy anh em ngồi uống cà phê ở Trần Hưng Đạo, nhìn thấy phía bên kia đường cửa hàng giày treo chữ “sale off”, giày được phân loại rồi đổ đống ra cả vỉa hè. Chị em phụ nữ, người đi đường xúm xít vào xem và mua. Mọi người đều hỏi nhau: tại sao lại không hạ giá tranh?”.

Nghệ thuật và hàng hóa

Đương nhiên không giống như những món hàng được bày bán trên phố, gần 90 bức tranh của ba họa sĩ Triệu Tuấn Long (sinh năm 1981), Nguyễn Đình Vũ (1980) và Đỗ Hiệp (1984) được trưng bày ở 16 Ngô Quyền khiến không ít công chúng quen thuộc với địa chỉ này phải tò mò. Bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam có một triển lãm đưa chữ giảm giá vào nghệ thuật.

Họa sĩ Đỗ Hiệp - người có đến hơn 30 bức tranh tại triển lãm - cho biết: mỹ thuật vốn không phải ai cũng ưa, nhiều đại gia có thể mua một chiếc ôtô, sưu tập những món đồ chơi hàng tỉ đồng nhưng không mấy người sẵn lòng mua tranh. Nhiều người nói bởi nghệ thuật vô giá, đôi lúc tranh có giá quá cao nên người ta không mua.

Khi chúng tôi sale off - hạ giá, có nghĩa là chúng tôi đã mang cơ hội được mua tranh đến với tất cả mọi người. Chúng tôi muốn thử xem liệu người ta có muốn mua tranh thực không”. Nghĩ là làm. Trong không gian sang trọng của nhà triển lãm mỹ thuật chiều 24-10, các bức tranh được treo lộn xộn, chồng chất, kín đặc không khác gì một cửa hàng quần áo bình dân.

Mỹ thuật thời... `hạ giá`

Nhiều người háo hức với triển lãm Sale off

Điên rồ?

Nhiều họa sĩ lớn tuổi đã nói với nhóm họa sĩ này như vậy khi họ có ý định sale off. Bởi đơn giản nghệ thuật không thể là thứ có thể giảm giá. Bản chất nghệ thuật vốn đã là vô giá. Tuy nhiên, việc định giá cho những tác phẩm nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ đầu tiên là việc của mỗi nghệ sĩ ấy để đánh giá tài năng và tác phẩm của mình.

Họa sĩ Đỗ Hiệp cười như nắc nẻ khi kể: Mấy bác lớn tuổi (không tiện nêu tên) chửi: Điên à, rồ à, thần kinh dở hơi à... Tất cả những điều đó là dễ hiểu bởi có những họa sĩ đã nói nếu dưới 1.000 USD họ nhất định không bán tranh. Nhưng với giá tiền như vậy, cùng với thói quen ít chơi nghệ thuật như ở Việt Nam thì sẽ càng ít người bỏ tiền ra mua tranh. Thậm chí nhiều người đã sử dụng tranh chép, tranh nhái ở đường Nguyễn Thái Học để tặng và treo trong nhà mới.

Mỹ thuật thời... `hạ giá`

Tranh Triệu Long

“Triển lãm Sale off tạo cơ hội cho người mua được sử dụng những bức tranh thật với giá tiền của tranh nhái, tranh chép” - Đỗ Hiệp vui vẻ nói khi vừa bán một bức tranh đầu tiên giá 20 USD của anh cho một vị khách nước ngoài ngay trong lúc đang sắp xếp tranh.

Không phải vì tiền - đương nhiên là vậy!

“Ngay trước buổi khai mạc, thậm chí trước đó cả ngày trời đã có nhiều người tò mò bởi tấm biển triển lãm. Không chỉ khách Việt mà khách nước ngoài cũng cảm thấy thú vị với chữ Sale off giữa phòng triển lãm. Bình thường tại đây chủ yếu là những người trong nghề đến xem, còn triển lãm này đã kéo cả khách đi đường dừng chân” - người trông xe trước cửa triển lãm cho biết.

Mỹ thuật thời... `hạ giá`

Tranh Đỗ Hiệp

Những họa sĩ già thì tò mò xem các họa sĩ trẻ đang làm gì, còn những người trẻ cũng tò mò ủng hộ. “Cá nhân tôi rất ủng hộ cách làm này của các họa sĩ trẻ”, đứng trước các bức tranh được treo lộn xộn, họa sĩ Bằng Lâm bày tỏ.

Trong 90 bức tranh có kích thước từ 0,2m x 0,25m đến 1,5m x2m có giá từ 20-600 USD, bức có tuổi đời lâu nhất được Đỗ Hiệp vẽ năm 2007, còn lại toàn bộ là tranh mới. Đã có người hỏi nhóm họa sĩ: Có phải triển lãm để bán tranh ế? Không phải. Trong đó có những bức đã từng tham dự Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2010 (Tuổi yêu - sơn dầu của Triệu Tuấn Long) hay những bức tranh vẽ hoàn toàn mới theo trường phái tranh thờ của Nguyễn Đình Vũ.

Mỹ thuật thời... `hạ giá`

Tranh Đình Vũ

Trước triển lãm đã có người hỏi: Thế lỡ người ta mua thật thì sao? Thì bán thật. Nhưng chỉ bán những bức nào có trong triển lãm thôi, hết triển lãm sẽ không bán giảm giá nữa. Thậm chí, theo họa sĩ Triệu Tuấn Long, những bức tranh bán ở đây còn rẻ hơn giá bán tranh lưu niệm ở cửa hàng của anh. Triển lãm này đương nhiên cũng không phải để nổi tiếng, chơi trội mà chỉ đơn giản để “đo” tiếng vọng và sự lan tỏa của mỹ thuật nước nhà.

Bởi thế nên dù giấy mời 16g30 mới khai mạc triển lãm nhưng 15g30 đã có khá đông người đến xem tranh. Bàn tán, bình luận về nhiều bức tranh không có tên hay những góc tranh một giá (50 USD, 200 USD, 300 USD).

Họa sĩ Thành Chương: “Triển lãm rất thú vị. Theo tôi, trước tiên là ở cách trưng bày và ở tinh thần của họa sĩ. Ít nhất là nghệ thuật sắp đặt đã mang lại cảm giác thú vị và dễ chịu về nội dung, giống như cái chợ tranh nhiều món và nhiều lựa chọn. Bấy lâu nay xu hướng chung của nghệ thuật thường có nhiều người ngộ nhận, bịp bợm, thần thánh hóa cao đạo nghệ thuật, khiến nó xa rời cuộc sống với những lý lẽ về nghệ thuật đỉnh cao. Triển lãm này có ý thức đối thoại lại với dòng suy nghĩ tràn lan và sai lạc với thị trường”.

Theo Tuổi trẻ

Theo Tuổi trẻ

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !