Mỹ sẽ không kích để phá hủy số vũ khí bị rơi vào tay Taliban?

Mỹ không loại trừ khả năng không kích để phá hủy số vũ khí bị Taliban tịch thu từ quân đội Afghanistan, nhưng lo ngại hành động này sẽ chọc giận phe phiến quân. 

Cách đây khoảng 1 tháng, Bộ Quốc phòng Afghanistan đã cho đăng tải lên mạng xã hội hình ảnh một số chiếc trực thăng mới được Mỹ chuyển giao cho quân đội nước này ở thủ đô Kabul.

Tuy nhiên, chỉ sau vài tuần, Taliban nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát phần lớn các khu vực trên lãnh thổ Afghanistan, đồng thời tịch thu nhiều thiết bị và vũ khí mà binh sĩ Afghanistan bỏ lại trong quá trình tháo chạy.

{keywords}
Giới chức Mỹ cho biết không loại trừ khả năng thực hiện không kích để phá hủy số vũ khí bị rơi vào tay Taliban. (Ảnh: AP)

Những hình ảnh được truyền thông đăng tải cho thấy, các tay súng phiến quân Taliban đang đi kiểm tra giữa hàng dài phương tiện quân sự, mở các thùng vũ khí mới, thiết bị liên lạc và cả máy bay không người lái (UAV) quân sự.

“Mọi thứ chưa bị phá hủy tới giờ là của Taliban”, một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters.

Các quan chức Mỹ cũng cho hay, việc tiến hành không kích để phá hủy số lượng lớn vũ khí đang nằm trong tay Taliban như các trực thăng quân sự là không thể loại bỏ. Song mối quan ngại hiện giờ là hành động không kích có thể chọc giận Taliban vào thời điểm mục tiêu chính của Mỹ là sơ tán công dân khỏi Afghanistan.

Một quan chức Mỹ khác cho biết dù chưa có con số thống kê chính thức, nhưng đánh giá của cơ quan tình báo cho thấy Taliban đang nắm trong tay hơn 2.000 xe bọc thép như Humvees của Mỹ, cùng 40 máy bay có thể có cả trực thăng tấn công UH-60 Black Hawks, cùng các UAV ScanEagle.

“Chúng ta đã nhìn thấy lực lượng Taliban sử dụng các loại vũ khí do Mỹ sản xuất và bị phiến quân tịch thu từ quân đội Afghanistan. Chuyện này tạo ra mối đe dọa lớn cho Mỹ và các đồng minh”, ông Michael McCaul, quan chức đứng đầu đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nói.

Thiếu kiểm soát vũ khí trao cho đồng minh

Trong khoảng thời gian từ năm 2002 – 2007, Mỹ đã cung cấp cho quân đội Afghanistan số vũ khí trị giá 28 tỉ USD bao gồm súng, rocket, ống nhòm ban đêm và cả UAV cỡ nhỏ phục vụ thu thập thông tin tình báo.

Nhưng với các máy bay như trực thăng Blackhawk là thiết bị được đánh giá thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ nhất của quân đội Mỹ đối với quân đội Afghanistan nhằm chiếm ưu thế trước Taliban.

Từ năm 2003 – 2016, Mỹ cũng đã cung cấp 208 máy bay cho các lực lượng Afghanistan, theo Văn phòng Trách nhiệm giải trình của chính phủ Mỹ (GAO).

Trong tuần qua, phần lớn số máy bay này đã được các phi công Afghanistan sử dụng để bỏ trốn khỏi đất nước và Taliban.

Theo một quan chức Mỹ, có từ 40 – 50 máy bay đã được các phi công Afghanistan điều khiển để bay sang lãnh thổ Uzbekistan để chạy nạn. Điều đáng nói, ngay cả trước thời điểm Taliban chiếm được thủ đô Kabul vào ngày 15/8, Taliban cũng đã tiến hành chiến dịch bắt giữ các phi công Afghanistan.

Song theo giới chức Mỹ, dù Taliban có khả năng đã tiếp cận các trực thăng mà Mỹ đã cung cấp cho quân đội Afghanistan, nhưng những máy bay này cần được bảo dưỡng liên tục và phi công cần được đào tạo chuyên sâu mới có thể điều khiển.

Nói cách khác, theo cựu tướng Joseph Votel, người từng giám sát chiến dịch tấn công của quân đội Mỹ ở Afghanistan, một số thiết bị vũ khí hiện đại mà Taliban chiếm được bao gồm cả máy bay không được trang bị công nghệ bí mật của Mỹ.

“Trong một số trường hợp, chúng sẽ chỉ giống như là vật trưng bày”, ông Votel nói.

Tuy nhiên, việc nắm trong tay những thiết bị và vũ khí dễ dàng sử dụng hơn như thiết bị nhìn ban đêm lại đang là mối đe dọa trực tiếp mà Taliban có thể tạo ra.

Bởi từ năm 2003, Mỹ đã cung cấp cho các lực lượng Afghanistan ít nhất 600.000 vũ khí bộ binh gồm súng trường tấn công M16, 162.000 thiết bị liên lạc và 16.000 thiết bị quan sát ban đêm.

“Khả năng hoạt động vào ban đêm là một yếu tố thay đổi cuộc chơi thực sự”, một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters.

Theo ông Votel, các loại vũ khí cỡ nhỏ bị Taliban tịch thu như súng máy, súng cối, cùng các loại pháo và súng đại liên có thể mang lại lợi thế cho Taliban để đàn áp các cuộc kháng cự ở những thành trì chống Taliban như thung lũng Panjshir ở đông bắc Kabul.

Giới chức Mỹ còn quan ngại, dù phần lớn số vũ khí bị Taliban tịch thu sẽ do lực lượng này sử dụng, nhưng không loại trừ khả năng Taliban sẽ chia sẻ với các quốc gia đối thủ của Mỹ như Trung Quốc.

Ông Andrew Small, chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cho biết Taliban có thể cho phép Bắc Kinh tiếp cận bất cứ loại vũ khí của Mỹ mà lực lượng phiến quân có được.

Nhưng một quan chức khác thì cho rằng Trung Quốc sẽ không cần tới sự chia sẻ của Taliban, bởi Bắc Kinh dường như đã tiếp cận được với các công nghệ và vũ khí của Mỹ từ trước.

Theo các chuyên gia, trong tình hình hiện nay Mỹ cần có cách giám sát tốt hơn đối với số thiết bị cung cấp cho các đồng minh.

Ông Justine Fleischner thuộc Tổ chức Nghiên cứu vũ khí xung đột tại Anh, nhận định Mỹ lẽ ra cần đảm bảo những nguồn cung vũ khí cho các lực lượng Afghanistan được giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn. 

“Nhưng mọi chuyện đã quá muộn để có thể tạo ra bất cứ tác động nào đối với tình hình ở Afghanistan”, ông Fleischner kết luận. 

Lính Taliban vui chơi ở công viên, tập gym trong Phủ Tổng thống Afghanistan

Lính Taliban vui chơi ở công viên, tập gym trong Phủ Tổng thống Afghanistan

Nhiều tay súng Taliban được nhìn thấy đi chơi ở công viên giải trí và tập gym trong Phủ Tổng thống Afghanistan sau khi chiếm được thủ đô Kabul. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !