Mỹ cho UAV bay cách xa bán đảo Crimea

Các quan chức Mỹ nói nước này cho UAV trinh sát bay xa hơn về phía nam Biển Đen sau sự kiện tiêm kích Su-27 chạm mặt MQ-9 tuần trước.

Máy bay không người lái (UAV) Mỹ tiếp tục hoạt động trong không phận quốc tế, song cách xa vùng trời quanh bán đảo Crimea và phía đông Biển Đen, hai quan chức Mỹ giấu tên ngày 21/3 nói với CNN. Các UAV Mỹ di chuyển xa hơn về phía nam Biển Đen so với trước vụ tiêm kích Su-27 Nga xả nhiên liệu vào chiếc MQ-9 ngày 14/2.

Theo một quan chức Mỹ, tuyến đường bay mới của UAV là "một phần trong nỗ lực tránh khiêu khích quá mức", do chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn tìm cách tránh sự cố có thể leo thang thành xung đột trực tiếp giữa Nga và Mỹ.

Các quan chức Mỹ dự báo Nga có thể đơn phương tuyên bố đóng không phận rộng hơn xung quanh vùng Donbass, tỉnh Zaporizhzhia, Kherson và bán đảo Crimea để buộc UAV Mỹ phải bay cách xa khu vực này thêm.

   

Máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ tại căn cứ Creach, bang Nevada tháng 12/2019. Ảnh: USAF.


Chuẩn tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, ngày 21/3 tuyên bố Mỹ tiếp tục vận hành UAV trên Biển Đen và chúng "bay trong không phận quốc tế, tuân theo luật pháp quốc tế".

Tuy nhiên, tướng Ryder từ chối cho biết Mỹ có thay đổi tuyến đường bay hoặc loại hình nhiệm vụ của UAV sau vụ Su-27 Nga chạm mặt chiếc MQ-9 hồi tuần trước.

Trong sự cố ngày 14/3, quân đội Mỹ cáo buộc hai tiêm kích Su-27 Nga đã tiếp cận, bay cắt mặt và xả nhiên liệu vào UAV trên vùng biển quốc tế ở Biển Đen. Một chiếc Su-27 được cho là va chạm với máy bay MQ-9 và khiến cánh quạt UAV hư hại, buộc không quân Mỹ điều khiển nó lao xuống biển.

Biển Đen và khu vực lân cận. Đồ họa: Guardian.

Giới chức Nga phủ nhận cáo buộc, cho rằng phi cơ Mỹ tắt thiết bị phát đáp, cơ động ngoặt gấp và tự rơi sau khi mất lái. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov khẳng định chiếc MQ-9 đang thu thập dữ liệu mục tiêu để chuyển cho Ukraine trước khi rơi.

Truyền thông Mỹ sau đó đưa tin giới chức nước này đang xem xét các chuyến bay của UAV trên Biển Đen để xác định tuyến đường bay, độ cao tiềm năng và rủi ro tiềm tàng. Mục đích của hoạt động này là đánh giá giá trị thông tin tình báo thu được từ các chuyến bay của UAV trước nguy cơ leo thang với Nga.

Theo VNEXPRESS

Nga làm chủ chiến trường nhờ vô số thiết bị công nghệ di động chống UAV hiện đại

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã cho thấy UAV đang trở thành loại vũ khí đáng sợ. Để đối phó, Nga phải nhờ đến các thiết bị chống UAV di động hiện đại trên chiến trường.

Video binh sĩ Ukraine tới Ba Lan diễn tập tác chiến giữa mùa đông khắc nghiệt

Các binh sĩ Ukraine được đào tạo tác chiến trong chiến hào ở Ba Lan dưới trời đầy tuyết, chỉ vài ngày trước khi họ được đưa trở lại tiền tuyến.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV trinh sát của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các lính dù nước này bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Tàu sân bay thứ 3 của Mỹ cập cảng Hàn Quốc trong năm nay

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc vào hôm nay (21/11). Động thái nhằm thể hiện sự răn đe mở rộng trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Đang cập nhật dữ liệu !