Mỹ biện minh ‘chỉ chống khủng bố’ ở Afghanistan liệu có thuyết phục?

Chính phủ Mỹ khẳng định, chỉ chống khủng bố ở Afghanistan, sau 20 năm can dự sâu rộng thì lời biện minh này có làm vừa lòng người dân Kabul và Washington?

Trong phát biểu mới đây, Chính phủ Mỹ tuyên bố, các hành động của Quân đội Mỹ ở Afghanistan là để chống khủng bố, không phải là tập trung tái thiết. Quân đội Mỹ không cần phải tiếp tục đổ máu và hy sinh để giải quyết tình hình ở Afghanistan. 

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng khẳng định việc rút quân khỏi Afghanistan là một "quyết định đúng đắn". Sau gần hai thập kỷ can thiệp sâu rộng vào Afghanistan, liệu Mỹ có thể dễ dàng thoát khỏi cuộc chiến ở Afghanistan với lý do "chỉ để chống khủng bố"?

{keywords}
 Lực lượng Taliban chiếm Kabul chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Mỹ rút quân. Nguồn: Sina.

Dù chính phủ Mỹ có đưa ra bất kỳ tuyên bố gì để bào chữa thì sự thật là các hoạt động quân sự của Mỹ ở Afghanistan đã tạo ra nhiều sự chỉ trích và bất mãn rộng rãi của dư luận.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell viết trên Twitter: "Những gì chúng ta đã thấy ở Afghanistan là một thảm họa toàn diện. Sự rút lui của Chính phủ Mỹ sẽ làm ô uế danh tiếng của Mỹ".

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Mark Warner yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có một câu trả lời với tất cả người dân Mỹ và tất cả những người đã phục vụ và hy sinh trong cuộc chiến ở Afghanistan. 

Tờ New York Times của Mỹ cũng chỉ trích rằng, tình hình Afghanistan xấu đi rõ rệt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Mỹ, khiến đồng minh và cả các nước khác cảm thấy Mỹ không đáng tin cậy, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa Mỹ và Châu Âu, thậm chí khiến một số quốc gia rơi vào tay các quốc gia khác. Đồng thời, thế giới đã dần tin rằng Mỹ sẽ không hỗ trợ "đồng minh" một cách vô thời hạn.

Bất kể Mỹ có công nhận hay không, cuộc chiến ở Afghanistan là một thất bại chiến lược khác trong việc “xuất khẩu” sức mạnh Mỹ. Tờ Le Figaro của Pháp nhận định, thất bại nặng nề của Mỹ ở Afghanistan bắt nguồn từ sự lựa chọn ban đầu của họ gần 20 năm trước. Đây cũng chính là thất bại.

Giống như nhiều hoạt động quân sự khác, lựa chọn này ngay từ khi bắt đầu đã được sự nhất trí ở cấp quốc gia. Nhìn lại lịch sử can thiệp quân sự của Mỹ vào Trung Đông, Quân đội Mỹ đi đến đâu đều để lại hỗn loạn, chia rẽ, gia đình tan nát và một mớ hỗn độn. Sức mạnh và vai trò của Mỹ thực sự là hủy diệt, không phải là xây dựng.

Kể từ năm 2001, liên quân NATO do Mỹ dẫn đầu tiến vào Afghanistan dưới danh nghĩa "chống khủng bố", và "hủy diệt" và "phá hoại" đã trở thành từ khóa trong các hoạt động quân sự của lực lượng này. 

Trong quá trình đánh chiếm Mazar-i-Sharif - một thành trì quan trọng của Taliban, Quân đội Mỹ không chỉ sử dụng số lượng lớn tên lửa hành trình để đánh chính xác mà còn trực tiếp sử dụng máy bay ném bom để ném bom rải thảm. 

Ngoài việc sử dụng vũ khí tàn khốc để thực hiện các cuộc tấn công vật lý, trong cuộc chiến với Taliban, Quân đội Mỹ đã sử dụng các chiến thuật tâm lý như tra tấn, phát truyền đơn để thực hiện các cuộc tấn công tinh thần nhằm vào Taliban. 

Năm 2010, khi cuộc chiến giữa hai bên diễn ra căng thẳng nhất, Quân số Mỹ đồn trú tại Afghanistan từng lên tới gần 100.000 quân, tần suất các cuộc không kích ngày càng thường xuyên hơn, có thể nói toàn bộ lãnh thổ Afghanistan đã bị Mỹ tàn phá.

{keywords}
Hủy diệt và tàn phá là các từ khóa trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan. Nguồn: Sina.

Chiến tranh kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến những thảm họa nhân đạo nghiêm trọng. Theo một thống kê chưa đầy đủ của Đại học Boston/Mỹ, có tổng cộng 241.000 người chết trong cuộc chiến ở Afghanistan, trong đó có 71.000 dân thường. 

Theo báo cáo mới nhất do Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Afghanistan công bố, chỉ trong nửa đầu năm 2020, phái bộ hỗ trợ đã ghi nhận 3.458 thương vong dân sự, trong đó 1.282 người thiệt mạng và 2.176 người bị thương, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân giảm là do các lực lượng quốc tế do Mỹ đứng đầu từng bước cắt giảm sự hiện diện quân sự tại quốc gia này.

Những gì Mỹ đã làm ở Afghanistan không chỉ mang lại nỗi đau vô tận cho vùng đất này, mà còn trực tiếp dẫn đến sự leo thang căng thẳng trong khu vực. Một mặt, sự can thiệp lâu dài của Mỹ đã làm cho hệ thống tôn giáo ngày càng trở nên bạo lực và cực đoan, sự khác biệt và xích mích giữa các giáo phái ngày càng trở nên gay gắt hơn. 

Mặt khác, Mỹ buộc phải rút quân trong trường hợp khẩn cấp, điều này có thể sẽ khiến Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan và những nước khác rơi vào vòng xoáy chính trị mới. Nhiều phân tích chỉ ra rằng, việc Mỹ “ra đi một cách không kiềm chế” đang để lại những rắc rối cho Afghanistan và an ninh địa chính trị.

"Cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan một lần nữa chứng minh rằng chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền sẽ chỉ làm gia tăng tình trạng hỗn loạn và mang lại chiến tranh và thảm họa cho thế giới", Khalid Rahman, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Islamabad của Pakistan nói. 

Với tư cách là người khởi xướng vấn đề Afghanistan, việc Mỹ biện minh "chỉ để chống khủng bố" không thể đưa ra lời giải thích phù hợp cho thế giới.

Mỹ tốn 88 tỉ USD tài trợ, quân đội Afghanistan vẫn nhanh chóng bại trận trước Taliban

Mỹ tốn 88 tỉ USD tài trợ, quân đội Afghanistan vẫn nhanh chóng bại trận trước Taliban

Dù được Mỹ tài trợ 88 tỉ USD và huấn luyện trong nhiều năm, nhưng quân đội Afghanistan gây thất vọng khi nhanh chóng bại trận trước Taliban. 

Đức Trí (lược dịch)

Những thành phố có chi phí sống đắt đỏ nhất thế giới với người nước ngoài

Khảo sát tại 207 thành phố trên thế giới cho thấy, New York đứng thứ nhất trong danh sách các thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất với người nước ngoài.

Phụ huynh ở nơi nào được nộp học phí cho con bằng rác?

NIGERIA - Trường My Dream Stead là một trong số 40 trường học giá rẻ ở Lagos đồng ý nhận rác thải có thể tái chế thay cho tiền học phí.

Video nhân viên nhà hàng bị bắt quả tang vắt nước giẻ lau vào nồi nước nấu mì

TRUNG QUỐC - Nhân viên tại một cửa hàng mì nổi tiếng ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan bị bắt quả tang vắt nước giẻ lau bàn vào nồi nước nấu mì.

Lộ ảnh đi chơi với tình nhân, giám đốc công ty nhà nước ở Trung Quốc bị sa thải

Một công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết, họ đã sa thải Giám đốc điều hành, bí thư đảng ủy công ty sau khi hình ảnh quan chức này có quan hệ tình ái với cấp dưới lan truyền trên mạng.

Video xe taxi tự lái lần đầu thử nghiệm ở Moscow

Loại taxi tự lái, do công ty công nghệ Yandex chế tạo, gần đây đã thử hoạt động tại một trong những quận lớn nhất của thủ đô Moscow, Nga.

Hàn Quốc công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, coi Triều Tiên là nguy cơ hàng đầu

Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hàn Quốc coi việc Triều Tiên tiếp tục nâng cao năng lực hạt nhân và phát triển tên lửa là thách thức an ninh cấp bách nhất.

Hình ảnh bầu trời thành phố New York ‘nhuộm đỏ’ vì khói bụi

Những trận cháy rừng lớn ở khu vực đông nam Canada những ngày gần đây đã khiến nhiều bang thuộc vùng đông bắc nước Mỹ hứng chịu làn khói bụi độc hại.

Biến tiết lợn thành nước uống sạch cho con người

BỈ - Một công ty của Bỉ đã phát triển hệ thống lọc nước hiện đại cho phép biến tiết lợn thành nước uống sạch dành cho con người.

Bộ Tư pháp Mỹ điều tra ông Trump vì vụ giữ tài liệu mật ở nhà riêng

Các nguồn thạo tin tiết lộ, Bộ Tư pháp Mỹ đã thông báo cho đội ngũ pháp lý của cựu Tổng thống Donald Trump việc ông là mục tiêu của cuộc điều tra liên bang về khả năng quản lý sai tài liệu mật.

Quốc gia đầu tiên chạm gần tới phổ cập ô tô điện một cách ngoạn mục

Hiện nay Na Uy là nước duy nhất ở châu Âu có gần như toàn bộ ô tô bán ra đều là xe chạy điện.

Đang cập nhật dữ liệu !