Mùa xuân kể chuyện thanh xuân của thầy Huấn ở Cao Bằng

Dù phải trèo đèo, lội suối, bám trụ trên các bản làng xa xôi hẻo lánh, song những giáo viên như thầy Đinh Văn Huấn vẫn kiên trì bám trường vì sự nghiệp “trồng người”, đem con chữ đến với con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Thầy Đinh Văn Huấn - giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS  Mai Long, Nguyên Bình (Cao Bằng) tâm sự là giáo viên công việc vốn đã gặp nhiều áp lực, vất vả  nhưng giáo viên công tác ở vùng sâu vùng xa còn gặp khó khăn hơn bội phần.

Bản thân tôi cùng các đồng nghiệp đang công tác tại trường PTDTBT THCS Mai Long cũng không phải là ngoại lệ. Nơi tôi đang công tác là địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất của huyện nhà, cách trung tâm huyện lị chỉ hơn 50km nhưng phải mất hơn 2 giờ đi xe máy đủ nói lên những khó khăn của con đường đến nơi làm việc.

Những năm đầu khi mới nhận công tác, địa phương chưa có điện, không sóng điện thoại, cuộc sống hàng ngày và công việc gặp muôn vàn khó khăn vất vả.

Bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nghề và cũng bởi nơi đây, tôi thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt biết nói của học trò, những nụ cười thân thương của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Chính các em học sinh với tinh thần ham học, khát khao tri thức đã thôi thúc tôi tiếp tục phấn đấu, vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ”, thầy Huấn chia sẻ.

{keywords}
Năm 2020 thầy Đinh Văn Huấn được vinh danh một trong số 63 giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số.

Học sinh của thầy Huấn đa số là những em hoàn cảnh rất khó khăn. Thấu hiểu được điều đó, năm nào thầy Huấn cũng tìm các nhà tài trợ gạo, thịt gói bánh để tổ chức cho học sinh thi gói bánh chưng vừa là hoạt động trải nghiệm vừa làm bữa cơm tất niên ngày cuối năm, động viên các em sau một năm học vất vả.

{keywords}
Học sinh trường thầy Huấn trong cuộc thi gói bánh chưng ngày cuối năm.

Hai vợ chồng thầy Huấn đều làm nghề giáo, thu nhập còn nhiều hạn hẹp, bản thân thầy lại công tác xa nhà, không có nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình. Thầy đi làm cách nhà 60km, đường đi lại rất khó, không thể đi lại trong ngày.

Sau hơn 11 năm công tác tại ngôi Mai Long, thầy Huấn có rất nhiều kỉ niệm với học trò nhưng điều thầy nhớ nhất đó là trường hợp của em học sinh Nông Thị Nguyệt (hiện đang học lớp 10).

Năm 2015, bố mẹ em mất vì tai nạn xe máy, lúc ấy em đang học tiểu học nhưng sống ở trên trường cấp 2 cùng chị gái ruột học lớp 9. Nhà em ở xa không thể đi lại nên nhà trường tạo điều kiện cho em ăn ở cùng chị gái để tiện học ở trường tiểu học.

Tiếng khóc xé lòng của Nguyệt trong chiều nghe tin bố mẹ qua đời vẫn in đậm trong tâm trí tôi đến tận giờ. Sau cú sốc đó, tôi động viên Nguyệt hãy tiếp tục đến trường.

Một thời gian sau chị gái Nguyệt ra trường để lại trong em bao khoảng trống. Bố mẹ đã mất, em ủ rũ một mình, hay khóc và xúc động khi nhắc tới gia đình.

Để giúp em cố gắng trong học tập và cuộc sống, vượt qua nỗi đau, tôi vừa là người thầy cũng vừa là người thân gần gũi, chia sẻ và động viên em.

Để giúp đỡ em tiến bộ trong học tập và có hướng phấn đấu trong tương lai (vì sau khi học xong cấp THCS em rất ít có điều kiện đi học THPT) tôi đã định hướng cho em học xong THCS thì cố thi bằng được vào trường nội trú tỉnh ngay từ năm học lớp 6.

Ngày kết thúc chương trình lớp 9, đưa em ra ngoài thị trấn để thi vào cấp 3 lòng tôi rối bời vì sức học của em cũng chỉ ở mức khá của vùng 3, để thi đỗ nội trú tỉnh phải cố gắng thật nhiều.

Và rồi niềm vui không có gì diễn tả nổi, ngày nhận kết quả em chính thức đỗ trường nội trú của tỉnh, tôi đã khóc vì xúc động, vì sau bao nỗ lực cô học trò nhỏ của tôi cũng có được kết quả mong đợi”, thầy Huấn nhớ lại.

{keywords}
Thầy Huấn bên các học sinh của mình.

Năm học này Nguyệt đã phải xa trường Mai Long, xa người thầy dạy dỗ em từng ngày để tiếp tục cuộc sống ở kí túc cùng bạn bè và các thầy cô giáo mới. Xa cô học trò nhỏ mà mình dày công dạy dỗ, dù buồn nhưng thầy Huấn cảm thấy an tâm hơn bởi ít ra em sẽ không phải lo cơm áo gạo tiền và cuộc sống thuê trọ để đi học cấp 3 nữa.

Thật đáng trân trọng những con người, những tấm lòng vì sự nghiệp giáo dục vùng cao, kiên trì bám trụ gieo mầm tri thức, nuôi dưỡng ước mơ cho các em học sinh như thầy Huấn ở Cao Bằng.

Những thành tích của thầy Đinh Văn Huấn trong ngành giáo dục:

  - Bằng khen Ban Chấp Hành Trung Ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc khen thưởng các cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại Trại huấn luyện Kim Đồng toàn quốc năm 2017

 - Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Cao Bằng về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2018 – 2019

- Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhân dịp Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ III năm 2019

- Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Đổi mới và sáng tạo trong dạy và học” năm học 2028 - 2019

- Bằng khen Ban Chấp Hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi các năm học: 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020

- Chiến sĩ thi đua cơ sở các năm học: 2016-2017, 2017-2018, 2018 – 2019, 2019 - 2020

- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Ngữ văn các năm học: 2014 – 2015, 2016 – 2017, 2018 – 2019

 - Giáo viên - TPT Đội giỏi cấp tỉnh năm học 2011- 2012, 2015- 2016

 - Danh hiệu Huấn luyện viên cấp I Trung ương năm 2017

- Đạt giải thưởng “Cánh én hồng năm 2020”

- Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2019 – 2020

- Bằng khen của Ban Chấp Hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác Đội

- Bằng khen Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước giai đoạn 2010 - 2020

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh tại các vùngbiên giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn”

- Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục thế hệ trẻ

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc khen thưởng Giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh tiêu biểu xuất sắc đạt giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2020.

 

Thầy giáo vùng cao sáng chế hệ thống ủ nước nóng chống rét cho học sinh

Thầy giáo vùng cao sáng chế hệ thống ủ nước nóng chống rét cho học sinh

Mùa đông là lúc những học sinh vùng cao ở Lào Cai xác định sống chung với giá rét và sương muối. Điều này ít nhiều khiến cho việc học tập của các em trở nên khó khăn hơn.

Hoàng Thanh

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !